Ung thư dạ dày là một bệnh lý ác tính nguy hiểm với số ca mắc ngày càng tăng
Trung Cấp Y Dược TPHCM

Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày và cách phòng ngừa

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào trong dạ dày tăng sinh không kiểm soát, xâm lấn sang các mô lân cận và lan rộng trong cơ thể. Đây là một bệnh lý ác tính nguy hiểm với số ca mắc ngày càng gia tăng. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Ung thư dạ dày là một bệnh lý ác tính nguy hiểm với số ca mắc ngày càng tăng
Ung thư dạ dày là một bệnh lý ác tính nguy hiểm với số ca mắc ngày càng tăng

Những nguyên nhân nào gây ra ung thư dạ dày?

Giarng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, ung thư dạ dày xảy ra do sự tăng sinh bất thường và mất kiểm soát của các tế bào dạ dày, hình thành khối u ác tính và có thể lan rộng đến các mô lân cận hoặc cơ quan xa qua hệ bạch huyết.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ung thư dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bất thường như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, sụt cân đột ngột, đau bụng ngày càng nghiêm trọng, xuất huyết tiêu hóa… để thăm khám sớm và có hướng điều trị phù hợp. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày:

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Thực phẩm lên men, dưa muối, đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, nướng, chiên rán nhiều dầu mỡ có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ cũng gây áp lực lên hệ tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày.

Bệnh lý dạ dày hoặc tiền sử phẫu thuật dạ dày

Những người mắc viêm loét dạ dày mạn tính, trào ngược dạ dày-thực quản hoặc đã từng phẫu thuật dạ dày có nguy cơ cao phát triển ung thư nếu không được kiểm soát tốt.

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, nhiễm vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày mạn tính, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.

Vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời
Vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời

Yếu tố di truyền

Người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày có nguy cơ cao hơn, do đó cần chủ động tầm soát bệnh sớm.

Các yếu tố khác

    • Tuổi tác và giới tính: Nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới.
    • Môi trường sống và nhóm máu: Một số nghiên cứu cho thấy nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
    • Thói quen xấu: Hút thuốc lá, uống rượu bia kéo dài, béo phì, căng thẳng thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Có thể phòng ngừa ung thư dạ dày không?

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về ung thư dạ dày. Việc hiểu rõ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Một số nguyên tắc quan trọng bao gồm:

    • Tăng cường rau xanh và trái cây trong bữa ăn hằng ngày.
    • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, thịt hun khói, đồ ăn lên men, thực phẩm đóng hộp và các món quá mặn.
    • Giảm sử dụng bia rượu để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm và nhai kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Duy trì lối sống lành mạnh

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra, cần tránh xa thuốc lá, kiểm soát căng thẳng và duy trì tinh thần tích cực để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị triệt để các bệnh lý dạ dày

Những người mắc viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày-thực quản cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh biến chứng nghiêm trọng. Việc kiểm soát tốt bệnh lý nền sẽ giúp giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư dạ dày

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên phù hợp về chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.

Đặc biệt, với những người có tiền sử bệnh lý dạ dày, nên thực hiện nội soi dạ dày định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Đối với người khỏe mạnh, việc nội soi 1 năm/lần sẽ giúp sàng lọc và loại trừ nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *