Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thường đối mặt với nhiều khó khăn khi ăn uống. Vì vậy, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cơ thể và tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị.
Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với bệnh nhân ung thư dạ dày
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, các triệu chứng của ung thư dạ dày thường gây khó khăn trong việc ăn uống cho bệnh nhân, bao gồm cảm giác đầy bụng, no căng, chướng bụng, mất cảm giác thèm ăn, trào ngược acid hoặc cảm giác nóng, buồn nôn, và nhiều triệu chứng khác. Những vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân mà còn có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn đến sự nghiêm trọng hơn của bệnh.
Việc ăn uống không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và làm khó khăn quá trình điều trị. Ngược lại, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp cải thiện từng bước các triệu chứng, tăng hiệu quả của điều trị. Đối với những người bệnh đã chữa trị thành công, việc duy trì một chế độ ăn phù hợp là rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ tái phát của ung thư dạ dày.
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên lưu ý gì trong chế độ ăn?
Trong điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân cần:
- Ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Phân chia thức ăn thành bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.
- Chọn thức ăn ở nhiệt độ nguội để tránh kích thích dạ dày.
- Chế biến thức ăn đơn giản và dễ tiêu hóa.
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Hạn chế sử dụng chất phụ gia.
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì?
Người mắc bệnh ung thư dạ dày nên ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm có chất xơ hòa tan hoặc thấp:
Để giảm áp lực lên dạ dày, người bệnh cần chọn những thực phẩm ít chất xơ, như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ trắng, đu đủ, chuối, táo, khoai tây, khoai lang, bí xanh,…
Thực phẩm chứa Allicin:
Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Allicin có khả năng ức chế vi khuẩn HP và giảm nguy cơ loét dạ dày. Tỏi là một nguồn dồi dào của allicin mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Thực phẩm giàu Beta-Glucans:
Beta-Glucans có khả năng chống lại và tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày. Các nguồn giàu Beta-Glucans bao gồm nấm hương, yến mạch, ngũ cốc.
Thực phẩm giàu sắt, protein, canxi và chất béo:
Ngoài các loại thực phẩm đã nêu, người bệnh cần bổ sung protein, sắt, canxi, vitamin D và chất béo vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị. Cụ thể:
- Protein: Trứng, sữa, phô mai.
- Sắt: Lòng đỏ trứng, rau xanh, trái cây sấy khô.
- Vitamin D: Dầu cá, trứng, bơ.
- Canxi: Trứng, rau cải xanh, phô mai, sữa.
- Chất béo: Bơ, …
Người bị ung thư dạ dày cần kiên gì?
Để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ bệnh tiến triển trầm trọng, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sau:
- Tránh các loại đồ uống kích thích như thuốc lá, rượu bia và cà phê, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn và giảm hiệu quả của liệu pháp.
- Không ăn các thực phẩm lên men hoặc đồ chua, bởi chúng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh ung thư dạ dày. Các loại thực phẩm như cà muối, dưa muối, thịt muối và các loại thực phẩm lên men khác nên được tránh.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu đường và các loại đồ ngọt, vì chúng có thể gây khó tiêu hóa, tạo áp lực lên dạ dày và làm nặng thêm bệnh. Kẹo, bánh quy và các loại bánh ngọt nên được hạn chế.
- Tránh thực phẩm mặn và các loại thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao, vì quá trình chế biến này có thể tạo ra các chất gây ung thư dạ dày và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Nên ăn đồ nhạt và không sử dụng các chất phụ gia khi nấu ăn. Đồ ăn cay cũng nên tránh.
Ung thư dạ dày có thể được chữa trị hiệu quả khi phát hiện sớm. Trong quá trình điều trị và sau đó, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng cách và đúng liều lượng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ điều trị một cách tối ưu nhất.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913