Tim đập nhanh khi ngủ là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải
Tin Tức

Nguyên nhân gây ra tim đập nhanh khi ngủ

Tim đập nhanh khi ngủ là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân của hiện tượng này rất đa dạng, có thể do bệnh lý hoặc các yếu tố khác. Dưới đây là 12 nguyên nhân, bao gồm cả bệnh lý và những yếu tố không phải là bệnh lý, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh hơn bình thường trong giấc ngủ.

Tim đập nhanh khi ngủ là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải
Tim đập nhanh khi ngủ là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải

Nguyên nhân nào dẫn đến tim đập nhanh khi ngủ?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, tim đập nhanh khi ngủ là tình trạng tim hoạt động mạnh mẽ và nhanh chóng, thường đi kèm với cảm giác đập mạnh trong lồng ngực khi nằm xuống. Hiện tượng này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong giấc ngủ, nhưng thường được cảm nhận rõ hơn vào ban đêm do không gian yên tĩnh.

Nguyên nhân không phải do bệnh lý

Dưới đây là 7 yếu tố không phải do bệnh lý mà có thể ảnh hưởng đến nhịp tim khi ngủ, mà bạn cần lưu ý:

    • Tâm lý: Cảm giác căng thẳng, lo lắng, hoặc sợ hãi có thể khiến tim đập nhanh hơn bình thường khi bạn đang ngủ.
    • Hoạt động mạnh: Những người thường xuyên thực hiện các hoạt động vận động nặng có thể gặp phải tim đập nhanh, mạnh khi ngủ.
    • Chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê, và nước tăng lực đều có thể khiến tim đập nhanh hơn cả trong thời gian bạn ngủ.
    • Dinh dưỡng: Việc ăn uống muộn hoặc tiêu thụ lượng lớn tinh bột, đường, và chất béo trước khi đi ngủ có thể kích thích hoạt động tim.
    • Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra rối loạn nhịp tim khi ngủ, như thuốc tuyến giáp, điều trị hen suyễn, và các loại thuốc cảm cúm hoặc sổ mũi.
    • Chứng ngưng thở khi ngủ: Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc thường xuyên gặp phải hiện tượng bóng đè có thể trải qua tình trạng tim đập nhanh và mạnh.
    • Thay đổi hormone: Sự biến đổi của nội tiết tố nữ trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, cho con bú, kinh nguyệt, tiền mãn kinh, và mãn kinh cũng có thể gây ra tình trạng tăng nhịp tim khi ngủ.

Nguyên nhân từ các bệnh lý:

Có nhiều nguyên nhân gây ra tim đập nhanh khi ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tim đập nhanh khi ngủ

Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nếu bạn trải qua hiện tượng tim đập nhanh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một trong năm trường hợp sau đây:

    • Rối loạn thần kinh thực vật: Sự tổn thương của các dây thần kinh có thể gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa, và hô hấp. Do đó, người bệnh thường trải qua cảm giác tim đập nhanh, đập mạnh trong lồng ngực khi ngủ.
    • Hạ huyết áp: Khi huyết áp giảm, máu, oxy, và dưỡng chất không đủ để cung cấp cho các cơ quan cơ thể. Khi đó, tim phải hoạt động mạnh mẽ hơn để đẩy máu đến khắp cơ thể, dẫn đến triệu chứng tim đập nhanh khi ngủ.
    • Cường giáp: Các bệnh nhân mắc cường giáp thường trải qua các biểu hiện như tim đập nhanh, không đều, cảm giác hồi hộp, đánh trống trong lồng ngực, khó thở, giảm cân đột ngột, và tiết mồ hôi nhiều.
    • Trào ngược dạ dày – thực quản: Sự trào ngược của acid từ dạ dày lên thực quản có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác đánh trống trong lồng ngực, cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đặc biệt là khi nằm xuống ngủ.
    • Bệnh tim mạch: Các vấn đề liên quan đến tim mạch không thể bỏ qua khi nói đến hiện tượng tim đập nhanh khi ngủ. Rối loạn nhịp tim, hở van tim, thiếu máu cơ tim, tràn dịch màng tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, và bệnh động mạch vành đều có thể gây ra tim đập nhanh lúc ngủ.

Làm thế nào để kiểm soát hiện tượng tim đập nhanh khi ngủ?

Nhận biết và kiểm soát tình trạng tim đập nhanh khi ngủ là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện:

    • Thay đổi tư thế ngủ: Điều chỉnh tư thế ngủ để giảm áp lực lên tim.
    • Thực hiện hít thở sâu: Hít thở sâu và nhẹ nhàng để giảm căng thẳng và cân bằng nhịp tim.
    • Uống đủ nước: Duy trì lượng nước cần thiết hàng ngày để giúp tim hoạt động ổn định.
    • Tránh ăn trước khi ngủ: Tránh thức ăn nặng và giàu đường trước khi đi ngủ.
    • Giảm căng thẳng: Thực hiện các phương pháp giải tỏa căng thẳng như thiền, yoga hoặc tập thể dục đều đặn.
    • Kiểm soát cân nặng: Dự trì cân nặng về mức lý tưởng để giảm căng thẳng lên tim.
    • Hạn chế các chất kích thích: Tránh sử dụng thuốc lá, rượu và cafe để giảm căng thẳng cho tim.
    • Kiểm tra thuốc: Kiểm tra tác dụng phụ của các loại thuốc và thảo luận với bác sĩ nếu cần.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các vấn đề tim mạch và can thiệp kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *