Có nhiều nguyên nhân gây sẩn ngứa ở trẻ em
Tin Tức

Nguyên nhân gây sẩn ngứa ở trẻ và cách chăm sóc

Sẩn ngứa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Để điều trị hiệu quả và tránh tác động xấu đến làn da của trẻ, việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách xử lý để mang lại làn da khỏe mạnh cho trẻ.

Sẩn ngứa ở trẻ em thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng
Sẩn ngứa ở trẻ em thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng

Tìm hiểu vể sẩn ngứa

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sẩn ngứa là tình trạng da bị kích ứng, với các nốt mẩn đỏ hoặc sần nhỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Ở trẻ em, làn da mỏng manh và nhạy cảm hơn so với người lớn, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích từ bên ngoài hoặc từ cơ thể, dẫn đến tình trạng sẩn ngứa.

Trẻ bị sẩn ngứa thường có các dấu hiệu như:

    • Nổi nốt đỏ hoặc mụn nhỏ trên da, thường ở các vùng như lưng, chân, tay và bụng.
    • Trẻ gãi nhiều do ngứa, có thể dẫn đến trầy xước da.

Tình trạng sẩn ngứa có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc kéo dài nhiều ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

Nguyên nhân nào gây ra sẩn ngứa ở trẻ em?

Sẩn ngứa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Dị ứng thực phẩm

Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm do hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Khi tiêu thụ các thực phẩm này, phản ứng kháng nguyên – kháng thể xảy ra, dẫn đến triệu chứng sẩn ngứa. Những thực phẩm thường gây dị ứng bao gồm:

    • Sữa bò: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    • Trứng: Protein trong lòng trắng trứng dễ gây kích ứng.
    • Hải sản: Các loại như tôm, cua, mực có thể gây phản ứng dị ứng.
    • Lạc và một số loại hạt khác.
    • Trái cây: Dâu tây, kiwi, dứa có thể kích hoạt dị ứng da.

Triệu chứng dị ứng thường xuất hiện ngay sau khi ăn, gây sẩn ngứa, mẩn đỏ, thậm chí sưng tấy da.

Côn trùng cắn

Khi bị muỗi, kiến, bọ chét hay các loại côn trùng khác đốt, da có thể bị nhiễm độc tố, gây kích ứng và sẩn ngứa. Vùng da bị cắn cũng có thể bị sưng tấy.

Dị ứng với yếu tố thời tiết hoặc môi trường

Yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi mụn, lông thú, hóa chất trong các sản phẩm tắm gội có thể dẫn đến sẩn ngứa, đặc biệt ở những trẻ có làn da nhạy cảm. Thời tiết nóng ẩm khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, dễ bị rôm sảy, trong khi thời tiết khô lạnh có thể khiến da khô và ngứa.

Bệnh da liễu

Có nhiều nguyên nhân gây sẩn ngứa ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây sẩn ngứa ở trẻ em

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, một số bệnh lý ngoài da có thể gây sẩn ngứa như:

    • Viêm da dị ứng (Eczema): Gây khô, đỏ, ngứa và nứt nẻ da, thường ở mặt, cổ, khuỷu tay và đầu gối. Bệnh có thể liên quan đến cơ địa dị ứng hoặc yếu tố di truyền, tái phát theo từng đợt.
    • Nổi mề đay: Da xuất hiện mẩn đỏ, ngứa và đôi khi sưng phù.
    • Viêm da cơ địa: Bệnh mạn tính gây ngứa dữ dội, nổi sẩn đỏ hoặc mụn nước, dễ bị nhiễm trùng nếu trẻ gãi nhiều.

Nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể hoặc bám trên da có thể gây kích ứng và ngứa, làm trẻ khó chịu và dễ bị tổn thương da do gãi nhiều.

    • Giun kim: Thường gây ngứa dữ dội vùng hậu môn, đặc biệt vào ban đêm. Khi trẻ gãi, trứng giun có thể lây lan qua đồ vật hoặc thực phẩm, gây tái nhiễm.
    • Cái ghẻ: Ký sinh trùng sống dưới lớp biểu bì da, gây ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Trẻ bị ghẻ nước thường xuất hiện nốt sẩn đỏ nhỏ, chủ yếu ở kẽ tay, nách hoặc bụng.
    • Giun đũa, giun móc: Gây sẩn ngứa và có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng do hút chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ.

Phương pháp xử trí và phòng ngừa sẩn ngứa ở trẻ em

Biện pháp xử trí

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu gặp tình huống sau để tìm nguyên nhân và điều trị sẩn ngứa:

    • Triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần mà không cải thiện.
    • Sẩn ngứa lan rộng, sưng tấy hoặc mưng mủ.
    • Trẻ khó thở, sưng mặt, miệng (dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng).

Có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng da ngứa để giảm ngứa và tránh để trẻ cào gãi làm xước da. Không nên áp dụng các phương pháp dân gian mà chưa tham khảo bác sĩ.

Cách thức phòng ngừa

Cha mẹ có thể phòng ngừa sẩn ngứa bằng các biện pháp:

    • Chăm sóc da hàng ngày bằng sản phẩm dịu nhẹ và dưỡng ẩm cho da.
    • Trẻ có cơ địa dị ứng cần tránh tác nhân gây bệnh và bổ sung vitamin, khoáng chất.
    • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với thú cưng.
    • Sử dụng kem chống côn trùng và mặc quần áo dài tay khi ra ngoài.
    • Tẩy giun định kỳ và giặt sạch đồ dùng của trẻ.

Sẩn ngứa ở trẻ em không gây hại lớn nhưng cần xử lý đúng cách để tránh nhiễm trùng da.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *