Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em không phải là một bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên, việc phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy, tại sao trẻ em lại mắc bệnh này? Và các dấu hiệu nhận biết là gì?
Nguyên nhân nào gây ra nhiễm khuân tiết niệu ở trẻ em?
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược, nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là tình trạng mà vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong hệ thống đường tiết niệu, thường gây ra bởi các loại vi khuẩn phổ biến như E.Coli, Enterococcus, Klebsiella,… Tình trạng này thường tiến triển một cách âm thầm, dễ bị bỏ sót. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh ở hệ thống đường tiểu của trẻ, gây nên sự ứ đọng nước tiểu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Sỏi đường tiết niệu hoặc các vấn đề khác như thận ứ nước, viêm cầu thận,…
- Sự suy giảm miễn dịch ở trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu.
- Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, thói quen sử dụng giấy lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là ở bé gái.
- Bé trai bị hẹp bao quy đầu, gây ứ đọng nước tiểu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Thói quen lười uống nước hoặc nhịn tiểu của trẻ, góp phần tạo điều kiện cho nhiễm trùng đường tiểu.
Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ
Trong hầu hết các trường hợp, ở giai đoạn ban đầu, bệnh viêm nhiễm tiết niệu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc có thể mơ hồ, gây khó khăn cho ba mẹ trong việc nhận biết và dễ dàng nhầm lẫn với các vấn đề khác. Hơn nữa, các biểu hiện của trẻ khi bị nhiễm trùng tiết niệu cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi:
Trẻ dưới 3 tuổi thường chưa biết cách diễn đạt những cảm giác không thoải mái mà họ đang trải qua. Hơn nữa, vì hầu hết thời gian bé đều mặc bỉm, việc theo dõi số lần đi tiểu và lượng nước tiểu của bé trở nên khó khăn đối với ba mẹ.
Do đó, để phát hiện có dấu hiệu của viêm nhiễm tiết niệu ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần chú ý quan sát những triệu chứng như: sốt, bé trở nên rụt rè, hay quấy khóc, cảm thấy mệt mỏi, hoặc có biểu hiện lờ đờ. Nếu thấy con có bất kỳ biểu hiện lạ lẫm nào, ba mẹ nên đưa bé đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên:
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng chia sẻ thêm, nhận biết nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ từ 3 tuổi trở lên thường dễ dàng hơn so với trẻ nhỏ. Trong trường hợp bé cảm thấy khó chịu, bé có thể tự diễn đạt được với ba mẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị viêm nhiễm tiết niệu mà ba mẹ cần chú ý:
- Bé cảm thấy đau buốt hoặc không thoải mái mỗi khi đi tiểu.
- Tần suất đi tiểu của bé nhiều hơn bình thường, và có thể tiểu són.
- Bé có các triệu chứng như sốt, chán ăn, mệt mỏi, hoặc ít hoạt động hơn bình thường.
- Bé thường xuyên đi tiểu dầm vào ban đêm hoặc thậm chí cả ban ngày.
- Bé cảm thấy đau bụng dưới hoặc thắt lưng.
- Màu sắc của nước tiểu thay đổi, và có thể thấy bé tiểu ra có mủ.
- Mủ hoặc dịch bất thường có thể rỉ ra ngoài ngay cả khi bé không đi tiểu.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm đường
Nếu nghi ngờ trẻ mắc nhiễm trùng hệ tiết niệu, hãy đưa con đến bác sĩ để điều trị.
Điều trị:
Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh trong 3-7 ngày. Hãy đảm bảo con uống thuốc đúng hướng dẫn.
Phòng tránh:
- Thay bỉm và vệ sinh kỹ sau mỗi lần thay.
- Theo dõi màu sắc của nước tiểu.
- Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách.
- Đưa bé trai hẹp bao quy đầu đến bác sĩ.
- Khuyến khích vận động và uống đủ nước.
- Không nhịn tiểu và đi tiểu đúng giờ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và hạn chế đồ uống ngọt.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913