Thuốc chống nôn là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa nôn mửa
Tin Tức

Những điều quan trọng cần biết khi sử dụng thuốc chống nôn

Buồn nôn và nôn mửa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm say tàu xe, bệnh lý tiêu hóa, thai kỳ, hoặc tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị. Thuốc chống nôn là một giải pháp giúp giảm triệu chứng này, và loại thuốc cần được lựa chọn dựa trên nguyên nhân cụ thể.

Thuốc chống nôn là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa nôn mửa
Thuốc chống nôn là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa nôn mửa

Phân loại các mục đích sử dụng thuốc chống nôn

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, buồn nôn và nôn mửa có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm say tàu xe, bệnh lý đường tiêu hóa, thai kỳ hoặc tác dụng phụ của liệu pháp điều trị. Dưới đây là một số trường hợp sử dụng thuốc chống nôn cụ thể:

    • Say tàu xe: Say tàu xe thường xảy ra khi có xung đột giữa các cảm giác về chuyển động trong mắt, tai, và cơ bắp. Trong trường hợp này, thuốc kháng histamin như diphenhydramine, dimenhydrinate, promethazine, và meclizine có thể giúp giảm triệu chứng say tàu xe. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Buồn nôn khi mang thai: Buồn nôn do thai kỳ, thường gặp trong tháng đầu của thai kỳ, có thể được giảm bằng các loại thuốc như vitamin B6, prochlorperazine, dimenhydrinate hoặc promethazine. Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc này chỉ khi thực sự cần thiết và dưới sự giám sát của bác sĩ.
    • Bệnh viêm ruột đường tiêu hóa: Khi bệnh nhân gặp viêm dạ dày hoặc ruột, việc nôn mửa có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. Các loại thuốc chống nôn phù hợp cho trường hợp này bao gồm thuốc phối hợp natri citrate/dextrose/fructose, Bismuth subsalicylate và dung dịch carbohydrate chứa phospho giúp kiểm soát buồn nôn liên quan đến viêm ruột hoặc dạ dày do virus.
    • Sử dụng sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể trải qua buồn nôn và nôn mửa do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc ức chế thụ thể dopamine (metoclopramide, droperidol), corticosteroid hoặc thuốc ức chế thụ thể serotonin (ondansetron, granisetron).
    • Hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư: Bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hóa trị có thể gặp phải buồn nôn và nôn mửa. Để giảm thiểu tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc như corticosteroid, thuốc ức chế thụ thể NK1 (rolapitant), thuốc ức chế thụ thể dopamine (prochlorperazine) hoặc thuốc ức chế thụ thể serotonin (dolasetron, granisetron, palonosetron, ondansetron).
    • Các phương thuốc chống nôn tự nhiên: Ngoài thuốc, gừng và các loại tinh dầu từ các thảo mộc như bạc hà, chanh và tinh dầu gừng cũng có thể giúp giảm triệu chứng buồn nôn và nôn mửa.

Những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc chống nôn

Thuốc chống nôn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn
Thuốc chống nôn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn

Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc chống nôn có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại thuốc, bao gồm:

    • Thuốc kháng histamin: Có thể gây khô mũi, khô miệng và buồn ngủ.
    • Thuốc ức chế thụ thể NK1: Có thể gây ợ nóng, tiểu ít, và khô miệng.
    • Thuốc ức chế thụ thể dopamine: Có thể gây khô miệng, táo bón, mệt mỏi, lo âu, ù tai và co thắt cơ bắp.
    • Thuốc ức chế thụ thể serotonin: Có thể gây khô miệng, mệt mỏi và táo bón.

Ngoài ra, có thể xảy ra các biến chứng khác trong quá trình sử dụng thuốc, bao gồm đánh trống ngực, thay đổi nhịp tim, co thắt cơ, yếu cơ, co giật, buồn nôn nặng hơn, ảo giác, buồn ngủ, nhầm lẫn, mất thính lực, và nhiều tác dụng phụ khác.

Cần lưu ý rằng thuốc chống nôn không nên được kết hợp với một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc trị viêm khớp, thuốc ngủ, hoặc chất làm loãng máu, vì có thể gây hiện tượng tương tác thuốc và gây ra biến chứng.

Nên dùng thuốc chống nôn vào thời điểm nào?

Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng thuốc chống nôn, quan trọng để lựa chọn thời điểm thích hợp để sử dụng thuốc. Thời điểm dùng thuốc có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, ví dụ:

    • Thuốc chống nôn đề phòng say tàu xe: Uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi lên xe, để thuốc có đủ thời gian để phát huy hiệu quả.
    • Thuốc chống nôn cho bệnh nhân phẫu thuật: Nên dùng thuốc trước khi phẫu thuật ít nhất 1 giờ. Trong trường hợp thuốc chống nôn dạng uống không hiệu quả, có thể sử dụng dạng tiêm.
    • Thuốc chống nôn dành cho bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị: Bệnh nhân được chỉ định uống thuốc khoảng 1 giờ trước khi tiến hành điều trị. Sau khi điều trị hoàn tất, sau khoảng 1-2 giờ, nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nhiều, có thể xem xét sử dụng thêm một liều nữa.
    • Đối với người bị buồn nôn do nhiễm khuẩn ruột hoặc ngộ độc thực phẩm: Hãy để bệnh nhân nôn hết thức ăn ra khỏi cơ thể. Điều này giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc chống nôn quá sớm có thể khiến độc tố bị giữ lại trong cơ thể, gây tình trạng ngộ độc nghiêm trọng hơn.
    • Nếu bệnh nhân thường xuyên buồn nôn hoặc nôn: Cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và loại trừ các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc tìm nguyên nhân khác. Đặc biệt đối với phụ nữ trẻ đang trong độ tuổi sinh sản và có nguy cơ mang thai, nên hạn chế việc sử dụng thuốc chống nôn mà thay vào đó cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc chống nôn, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại thuốc này.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *