Sổ mũi là tình trạng phổ biến
Tin Tức

Sổ mũi mãi không khỏi: Nguyên nhân do đâu?

Hầu như ai cũng từng trải qua tình trạng sổ mũi. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng đôi khi nó kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy vì sao sổ mũi mãi không dứt? Cùng tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết dưới đây.

Sổ mũi là tình trạng phổ biến
Sổ mũi là tình trạng phổ biến

Nguyên nhân nào gây sổ mũi kéo dài?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người thắc mắc vì sao tình trạng này mãi không dứt. Thực tế, sổ mũi liên tục thường xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý sau:

Cảm lạnh, cảm cúm

Sổ mũi là triệu chứng phổ biến khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường mũi họng. Ban đầu, nước mũi loãng, sau đó đặc dần, kèm theo sốt, đau họng, khàn giọng,… Nếu không điều trị đúng cách, cảm cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm mũi dị ứng

Tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,… có thể khiến niêm mạc mũi bị kích thích, gây hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục. Dù không phải bệnh lý nguy hiểm, viêm mũi dị ứng cần được kiểm soát để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm xoang mạn tính

Sổ mũi kéo dài trên 12 tuần có thể là dấu hiệu của viêm xoang mạn tính do vi khuẩn như Streptococcus, Moraxella,… gây ra. Triệu chứng đi kèm gồm đau nhức vùng mặt, nghẹt mũi, đau đầu, hôi miệng, mệt mỏi, ho,…

Viêm mũi không dị ứng

Khác với viêm mũi dị ứng, bệnh lý này không do tác nhân dị ứng gây ra nhưng có triệu chứng tương tự như nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục.

Polyp mũi

Polyp mũi là khối u lành tính hình thành trong niêm mạc mũi hoặc xoang, gây nghẹt mũi, giảm khứu giác, chảy nước mũi kéo dài. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp.

U ác tính mũi xoang

Khối u ác tính ở mũi hoặc xoang có thể gây chảy nước mũi dai dẳng, thường tập trung ở một bên mũi, kèm theo chảy máu mũi, đau đầu, sút cân, mệt mỏi.

Một số nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây ra sổ mũi
Các nguyên nhân gây ra sổ mũi

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, ngoài các bệnh lý trên, sổ mũi kéo dài có thể do:

    • Dị vật mắc trong mũi: Kích thích sản sinh chất nhầy, gây hắt hơi, chảy nước mũi liên tục.
    • Phì đại cuốn mũi: Viêm mũi tái phát khiến cuốn mũi sưng to, gây nghẹt mũi, tăng tiết dịch.
    • Mào, gai vách ngăn mũi: Dị hình bẩm sinh gây kích thích niêm mạc, dẫn đến chảy nước mũi kéo dài.
    • Lệch vách ngăn mũi: Gây tắc nghẽn, làm tăng tiết dịch mũi.
    • Rò rỉ dịch não tủy: Chấn thương đầu hoặc phẫu thuật xoang có thể làm rò rỉ dịch não tủy, gây chảy chất lỏng bất thường qua một bên mũi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ khi bị sổ mũi liên tục?

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua triệu chứng sổ mũi, nhưng nếu tình trạng này kèm theo các dấu hiệu cảnh báo khác, bạn không nên chủ quan. Cụ thể, cần lưu ý khi gặp phải các triệu chứng sau:

    • Chảy nước mũi, nghẹt mũi kéo dài hơn 3 tuần, kèm theo sốt.
    • Sổ mũi chỉ ở một bên mũi, có chảy máu hoặc dịch mũi có mùi hôi.
    • Mắt mờ.
    • Khó thở.
    • Sổ mũi xuất hiện sau chấn thương vùng đầu, với lượng nước mũi nhiều và trong suốt.

Phương pháp giảm thiểu triệu chứng và phòng ngừa sổ mũi

Nếu triệu chứng sổ mũi không liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng này:

    • Uống nhiều nước: Giúp bổ sung nước, làm loãng dịch nhầy, từ đó giúp dịch mũi được giải phóng nhanh chóng hơn.
    • Uống trà nóng: Hơi ấm từ trà giúp làm dịu niêm mạc mũi, giúp mũi dễ dàng hắt xì hơn, đồng thời giảm triệu chứng đau họng đi kèm.
    • Xông hơi mặt: Phương pháp này giúp làm thông thoáng mũi. Thêm một vài giọt tinh dầu gừng hoặc bạc hà sẽ giúp làm dịu niêm mạc và loại bỏ vi khuẩn trong mũi.
    • Tắm nước ấm: Nước ấm tác động lên vùng xoang, giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ dàng đào thải.
    • Rửa mũi với nước muối sinh lý: Giúp loại bỏ yếu tố gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi và hỗ trợ giải phóng dịch mũi nhanh chóng. Nếu bị viêm mũi dị ứng, bạn nên rửa mũi mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.
    • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ: Nếu sổ mũi nghiêm trọng và có liên quan đến bệnh lý, hãy thăm khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý không tự ý dùng thuốc vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác.

Để phòng tránh sổ mũi, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen như

    • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
    • Tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc bệnh dễ lây.
    • Duy trì chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục để nâng cao sức đề kháng.
    • Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *