Tuyến giáp Tirads 2 có gây nguy hiểm cho người mắc không?
Tin Tức

Tuyến giáp Tirads 2 : Nguyên nhân và cách điều trị

Tuyến giáp Tirads 2 thuộc vào một trong năm cấp độ tổn thương được sử dụng để phân loại tính benign hoặc malignant của khối u. Vậy liệu các trường hợp được phân loại vào mức Tirads 2 có nguy hiểm không? Và nếu có, nguyên nhân và phương pháp điều trị là gì?

Tuyến giáp Tirads 2 có gây nguy hiểm cho người mắc không?
Tuyến giáp Tirads 2 có gây nguy hiểm cho người mắc không?

Tìm hiểu về tuyến giáp Tirads

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, tuyến giáp là một cơ quan quan trọng nằm trong vùng cổ, chịu trách nhiệm sản xuất các hormone chính và tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi tuyến giáp xuất hiện bướu nhân, sau khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng phân loại Tirads để đánh giá.

Bướu nhân tuyến giáp thường là một khối đặc hoặc chứa chất lỏng bên trong, đôi khi có thể là các cục cứng hoặc tổ chức xơ hóa trong tuyến giáp. Đa số trường hợp bướu nhân tuyến giáp là lành tính, chỉ có một số ít trường hợp chuyển biến thành ung thư. Phân loại tuyến giáp Tirads giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và nguy cơ ác tính của bướu nhân tuyến giáp, từ đó đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả và cung cấp tư vấn để bệnh nhân xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bệnh tuyến giáp Tirads 2 có gây nguy hiểm không?

Tirads phân loại tuyến giáp thành 5 mức độ với nguy cơ ác tính tăng dần. Tuyến giáp Tirads 2 thường là bệnh lành tính. Dựa trên bảng phân loại Tirads của Châu Âu năm 2017, khả năng chuyển biến sang ác tính là 0%. Vì vậy, không cần quá lo lắng nếu bạn được chẩn đoán với Tirads 2. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ và đi tái khám định kỳ.

Nhân tuyến giáp Tirads 2 được hình thành bởi nguyên nhân nào?

Thiếu hoặc thừa i ốt là nguyên nhân gây ra nhân tuyến giáp lành tính
Thiếu hoặc thừa i ốt là nguyên nhân gây ra nhân tuyến giáp lành tính

Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, phần lớn các trường hợp nhân tuyến giáp lành tính phát triển do các nguyên nhân sau đây:

    • Chế độ ăn uống: Sự thiếu hoặc thừa iod trong chế độ dinh dưỡng kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhân tuyến giáp lành tính. Một người trưởng thành trung bình cần khoảng 150mg iod hàng ngày. Việc cung cấp iod quá ít hoặc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tuyến giáp, gây ra sự hình thành của bướu nhân.
    • Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây ra bướu nhân tuyến giáp. Hệ miễn dịch suy giảm cũng có thể nhận nhầm tế bào tuyến giáp là tác nhân lạ và tấn công chúng, dẫn đến nhân giáp hoặc cường giáp.

Ngoài các nguyên nhân chính trên, nhân tuyến giáp lành tính cũng có thể hình thành do yếu tố di truyền, tiếp xúc với các chất phóng xạ hoặc chất độc hóa học, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài, ô nhiễm môi trường sống, cũng như viêm nhiễm kéo dài.

Phương pháp điều trị nhân tuyến giáp Tirads 2

Trong trường hợp nhân tuyến giáp lành tính, cách điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí, kích thước và tính chất của bướu nhân tuyến giáp. Các phương pháp phổ biến hiện nay bao gồm:

    • Theo dõi định kỳ: Đối với những bướu nhân tuyến giáp nhỏ không gây ra nhiều vấn đề cho bệnh nhân và không có biến đổi theo thời gian, việc chỉ cần theo dõi định kỳ để kiểm tra lâm sàng và đánh giá chức năng tuyến giáp có thể được áp dụng.
    • Sử dụng liệu pháp hormone: Trong trường hợp tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể, liệu pháp hormone có thể được sử dụng.
    • Chọc hút dịch: Được áp dụng cho những bướu nhân tuyến giáp chứa chất lỏng. Phương pháp này thường cần được thực hiện nhiều lần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn dịch, thường được kết hợp với liệu pháp hormone để tăng hiệu quả điều trị.
    • Đốt sóng cao tần: Phương pháp này thường được sử dụng để loại bỏ bướu nhân tuyến giáp thông qua tác động của nhiệt từ dòng điện xoay chiều tần số cao.
    • Phẫu thuật: Được áp dụng khi bướu nhân tuyến giáp có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, như gây khó nuốt hoặc khó thở.

Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình của bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống, rèn luyện thể chất hàng ngày, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Khi sử dụng thực phẩm bổ sung, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mặc dù bướu nhân tuyến giáp phân loại Tirads 2 thường là lành tính, nhưng không nên chủ quan. Nếu phát hiện bướu nhân từ Tirads 2 đến Tirads 5, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *