Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến
Tin Tức

Hội chứng ruột kích thích là gì? Cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, dễ tái phát và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính, còn được gọi là viêm đại tràng co thắt. Đây là bệnh lý khá phổ biến và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người mắc. Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác, nhiều yếu tố được cho là liên quan đến sự hình thành bệnh như: nhiễm khuẩn đường ruột, căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết trong kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn uống không phù hợp, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, hoặc yếu tố di truyền.

IBS được chia thành 4 thể chính: thể táo bón, thể tiêu chảy, thể hỗn hợp (luân phiên giữa tiêu chảy và táo bón), và thể không xác định. Điểm đặc biệt của hội chứng này là không gây tổn thương thực thể ở ruột, vì vậy các kết quả xét nghiệm thường không phát hiện bất thường rõ rệt.

Triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng tái phát, thường xảy ra sau ăn và giảm sau khi đi đại tiện. Người bệnh cũng có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai, kèm theo thay đổi tính chất phân (cứng, vón cục, nhầy…). Các dấu hiệu khác có thể gồm đầy hơi, chướng bụng, cảm giác đi ngoài chưa hết, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi kéo dài.

IBS tuy không nguy hiểm đến tính mạng và ít gây biến chứng nặng, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết sớm và điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hợp lý là rất quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện triệu chứng bệnh.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Nhiều người lo lắng về mức độ nguy hiểm của hội chứng ruột kích thích
Nhiều người lo lắng về mức độ nguy hiểm của hội chứng ruột kích thích

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, bên cạnh câu hỏi “hội chứng ruột kích thích là gì”, nhiều người cũng lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh.

Thực tế, hội chứng ruột kích thích hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng và ít đe dọa đến tính mạng. Phần lớn trường hợp được phát hiện sớm khi các triệu chứng còn nhẹ, thậm chí nhiều bệnh nhân có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống.

Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan tiêu hóa khác và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, bao gồm:

    • Nội soi tiêu hóa: Giúp quan sát trực tiếp niêm mạc đường tiêu hóa, phát hiện viêm, tổn thương hay khối u nếu có. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết trong quá trình nội soi.
    • Xét nghiệm máu, phân, kiểm tra không dung nạp lactose và các xét nghiệm khác theo chỉ định nhằm loại trừ các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng khác.

Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?

Việc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu dựa vào điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và sử dụng thuốc nhằm cải thiện chức năng đại tràng.

Tùy theo biểu hiện cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm:

    • Thuốc chống co thắt
    • Thuốc trị tiêu chảy
    • Thuốc trị táo bón
    • Thuốc an thần
    • Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Về dinh dưỡng, người bệnh nên tăng cường chất xơ từ rau củ, trái cây và hạn chế thực phẩm chứa gluten hay dễ gây dị ứng để giảm kích thích lên đường ruột.

Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích như thế nào?

Để giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và các vấn đề tiêu hóa, bạn nên:

    • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
    • Ăn chậm, nhai kỹ.
    • Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh.
    • Hạn chế bia rượu, nước ngọt có gas.
    • Không nên tiêu thụ quá nhiều trái cây giàu fructose như mít, táo, lê, nho, chuối,…

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng ruột kích thích, cách nhận biết, điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *