Thuyên tắc phổi là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao
Tin Tức

Các phương pháp điều trị đối với thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chỉ sau những căn bệnh như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này khiến cho nhiều người quan tâm và tìm kiếm thông tin về các phương pháp điều trị thuyên tắc phổi hiện đại, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thuyên tắc phổi là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao
Thuyên tắc phổi là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao

Tìm hiểu về bệnh thuyên tắc phổi

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược tại TPHCM, trước khi khám phá sâu hơn về các phương pháp điều trị thuyên tắc phổi, thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và các yếu tố liên quan rất quan trọng.

Bệnh thuyên tắc phổi là gì?

Thuyên tắc phổi, hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, xảy ra khi các động mạch phổi bị tắc nghẽn do hình thành cục máu đông. Điều này ngăn cản quá trình máu lưu thông và khí từ tim qua phổi, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân của thuyên tắc mạch phổi

Sự hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu ở phổi thường xuất phát từ nhiều yếu tố, như:

    • Lối sống không khoa học, ít vận động gây chậm lưu thông máu, dễ dẫn đến cục máu đông.
    • Ngồi lâu trên máy bay hoặc ô tô mà không di chuyển.
    • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc, đặc biệt là người trên 70 tuổi.
    • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng có cục máu đông hoặc tắc nghẽn mạch máu.
    • Sử dụng nhiều thuốc tránh thai hoặc hormone.
    • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh trong 6 tuần đầu.
    • Mắc các bệnh như suy van tĩnh mạch, xơ vữa mạch máu, giãn tĩnh mạch chân, nhồi máu cơ tim, ung thư, hội chứng kháng phospholipid, lupus ban đỏ hệ thống, béo phì…
    • Tiền sử phẫu thuật lớn, chấn thương, đặc biệt là ở vùng gần đầu, gãy xương, gãy khớp háng, bại liệt…

Ngoài ra, một số trường hợp thuyên tắc phổi không phải do cục máu đông mà có thể do mỡ, vật thể lạ, khối u, khí, dịch hoặc nhiễm trùng huyết.

Có thể điều trị thuyên tắc phổi bằng phương pháp nào?

Để xác định thuyên tắc phổi, việc chẩn đoán yêu cầu khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu và chẩn đoán hình ảnh. Khi có kết quả chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Điều trị thuyên tắc phổi bằng thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu thường được áp dụng khi mới phát hiện bệnh, thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn tùy theo tình trạng cụ thể. Các loại thuốc như Apixaban, Edoxaban, Dabigatran thường được sử dụng.

Đối với người có nguy cơ cao về tắc nghẽn mạch phổi do bệnh lý nền, có thể sử dụng thuốc đối kháng Vitamin K như Warfarin.

Điều trị thuyên tắc phổi bằng thuốc trị đông máu
Điều trị thuyên tắc phổi bằng thuốc trị đông máu

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM còn cho biết thêm, phụ nữ mang thai có thể được điều trị bằng Heparin có trọng lượng phân tử thấp để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Điều trị thuyên tắc phổi bằng thuốc tan huyết khối

Trong trường hợp thuyên tắc phổi nghiêm trọng, có biểu hiện như tụt huyết áp (sốc), bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc tan huyết khối. Tuy nhiên, cần sự cân nhắc cẩn thận và theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa, vì thuốc có thể làm tan huyết khối nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề về chảy máu nghiêm trọng.

Can thiệp lấy huyết khối bằng ống thông (Catheter)

Nếu thuốc không hiệu quả hoặc không thể sử dụng với cơ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật. Việc lấy huyết khối sẽ được thực hiện bằng cách đưa một ống thông (catheter) vào mạch máu bị tắc để tan huyết khối.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thuyên tắc phổi

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát thuyên tắc mạch phổi, người bệnh cần áp dụng những biện pháp sau:

    • Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
    • Điều trị theo đúng lịch hẹn để kiểm soát bệnh, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và ngăn ngừa biến chứng.
    • Hạn chế việc ngồi ở cùng tư thế quá lâu.
    • Thường xuyên vận động và tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe của mình.
    • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tránh các chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia, cà phê, nước có gas, và thức ăn nhiều chất béo và chiên nhiều dầu.
    • Kiểm soát nồng độ cholesterol để ngăn ngừa tình trạng mỡ máu.
    • Duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu cân.
    • Tránh mặc quần áo quá chật có thể cản trở lưu thông máu.
    • Khi nằm hoặc ngồi, cố gắng giữ ngón chân cao hơn hông để tăng tuần hoàn máu.
    • Tìm kiếm các cơ sở y tế đáng tin cậy để khám và điều trị ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ về thuyên tắc mạch phổi.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *