Máu bầm hoặc vết bầm thường không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn đau nhức và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Dưới đây là những cách giúp làm tan máu bầm lâu ngày, giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Máu bầm là gì?
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, khi các mao mạch bị tổn thương, máu thoát ra và tụ lại dưới da, tạo thành vết bầm có màu xanh, tím hoặc đen, được gọi là máu bầm. Thông thường, máu bầm do va chạm hoặc tác động bên ngoài sẽ tự tan trong 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, có thể liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn.
Để làm tan máu bầm lâu ngày hiệu quả, trước tiên cần xác định nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương khi chơi thể thao, làm việc, lái xe,… Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể góp phần gây ra máu bầm, bao gồm:
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12, C, K, P có thể làm suy yếu thành mạch, dễ dẫn đến xuất huyết dưới da.
- Rối loạn nội tiết tố: Thường gặp ở phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh hoặc người lớn tuổi.
- Lão hóa: Ở người già, da mỏng hơn và mất tính đàn hồi, khiến mao mạch dễ vỡ ngay cả khi có tác động nhẹ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc hen suyễn, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím.
- Bệnh lý tiềm ẩn: Các bệnh như tiểu đường, rối loạn đông máu, suy giảm tiểu cầu hoặc ung thư cũng có thể gây ra tình trạng máu bầm kéo dài.
5 cách làm tăng máu bầm lâu ngày
Để xử lý vết bầm tím, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
Chườm lạnh
Nếu vết bầm xuất hiện do chấn thương hoặc va đập gây sưng đau, chườm lạnh sẽ giúp giảm viêm và hạn chế máu lan rộng. Đặt vài viên đá vào túi vải hoặc túi nhựa rồi chườm lên vùng bị bầm trong 10 phút, lặp lại 5 lần/ngày cho đến khi tình trạng cải thiện.
Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp hỗ trợ lưu thông máu, giúp tan vết bầm nhanh hơn. Bạn có thể dùng chai nước ấm, trứng gà luộc nóng hoặc ngâm vùng tổn thương trong nước ấm. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị căng cơ sau khi chơi thể thao.

Quấn băng ép
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, với vết bầm ở cổ tay hoặc bàn chân, quấn băng ép giúp cố định mô cơ, hạn chế máu rò rỉ và giảm sưng. Tuy nhiên, cần quấn với lực vừa phải để tránh làm cản trở tuần hoàn máu.
Nâng vùng tổn thương lên cao
Việc nâng vùng bị bầm lên cao hơn tim giúp giảm áp lực, hạn chế sưng và hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. Ngoài việc giúp tan máu bầm, phương pháp này còn giảm đau hiệu quả.
Bổ sung dinh dưỡng
Nếu nguyên nhân vết bầm liên quan đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất, hãy tăng cường thực phẩm sau:
- Vitamin C: Ổi, cam, quýt, kiwi, bưởi, súp lơ, ớt chuông giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ làm lành tổn thương.
- Vitamin K: Có nhiều trong rau diếp cá, việt quất, dâu tây, cải xoăn, giúp cầm máu và làm lành mao mạch.
- Protein: Từ thịt nạc, cá, thịt gia cầm, đậu phụ giúp tăng cường sức khỏe mạch máu.
- Kẽm: Có trong hải sản, hạt bí, đậu giúp mô cơ và mạch máu phục hồi nhanh hơn.
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng vết bầm không cải thiện sau vài tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau tăng, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khi nào cần đi khám khi bị tụ máu bầm?
Vết máu bầm thường tự biến mất sau 1–2 tuần, nhưng có thể hồi phục nhanh hơn nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu vết bầm kéo dài, tái phát không do chấn thương, đó có thể là dấu hiệu thiếu dưỡng chất hoặc bệnh lý tiềm ẩn.
- Dưới đây là những trường hợp cần thăm khám ngay khi xuất hiện vết bầm:
- Vết bầm không rõ nguyên nhân: Xuất hiện mà không do va đập hay chấn thương, có thể liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn.
- Vết bầm tồn tại hơn 2 tuần: Nếu vết bầm không nhạt màu hay giảm dần sau 1 – 2 tuần, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Vết bầm tái phát cùng một vị trí: Điều này có thể cho thấy mạch máu khu vực đó đang bị tổn thương nghiêm trọng.
- Vết bầm có kích thước lớn, kèm sưng đau: Nếu vết bầm lan rộng và gây đau nhức kéo dài, cần kiểm tra nguyên nhân.
- Sờ vào vết bầm thấy có khối u: Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng tụ máu hoặc vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Bầm tím kèm triệu chứng chảy máu bất thường: Nếu bạn bị bầm tím cùng với chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc đi ngoài ra máu, hãy đi khám ngay.
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa xác định nguyên nhân, vì điều này có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu máu bầm liên quan đến bệnh về máu hoặc ung thư, việc điều trị cần có phác đồ chuyên biệt và lâu dài.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913