Đau rát họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Trong những trường hợp nhẹ, đau họng thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, đối với những người bị đau họng nặng kéo dài, việc sử dụng thuốc là cần thiết để cải thiện tình trạng. Vậy khi bị đau rát họng, nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Nguyên nhân gây đau rát họng
Theo chia sẻ từ Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, đau rát họng là cảm giác đau có thể kèm theo các triệu chứng như ho, rát, khó nuốt, và tiết đờm ở cổ họng, cùng nhiều biểu hiện khác. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng, bao gồm nguyên nhân lành tính như viêm amidan và viêm họng, và nguyên nhân ác tính có thể do các bệnh lý như ung thư hạ họng hay ung thư vòm họng. Trong bài viết này sẽ tập trung vào đau họng lành tính và gợi ý các loại thuốc điều trị cho tình trạng này.
Bị đau rát họng nên uống gì?
Nhiều người băn khoăn không biết đau rát họng nên uống thuốc gì. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng khi các phương pháp thông thường không cải thiện tình trạng này:
- Paracetamol: Giúp giảm đau hiệu quả cho trường hợp đau họng cấp tính, thường phát huy tác dụng sau 15-30 phút. Người bệnh cần lưu ý liều lượng, vì dùng quá liều hoặc khoảng cách giữa các liều quá ngắn có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.
- Kẹo ngậm họng: Dạng thuốc bào chế như kẹo ngậm, có hương vị dễ chịu và có thể dùng cho cả trẻ em (từ 5-6 tuổi) và người lớn. Thành phần thường có benzocaine và tinh dầu bạc hà, giúp tê liệt tạm thời các thụ thể thần kinh, giảm cảm giác đau họng.
- Thuốc giảm ho: Giúp giảm triệu chứng ho, nguyên nhân gây đau rát họng. Có nhiều loại thuốc giảm ho phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ ho.
- Kháng sinh: Tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng mà cần có chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ kháng thuốc.
- Corticosteroid: Giúp giảm sưng và đau họng hiệu quả. Cũng giống như kháng sinh, loại thuốc này phải được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh biến chứng nghiêm trọng.
- Thuốc chống dị ứng: Nhóm thuốc kháng histamin, sử dụng khi đau rát họng do dị ứng. Đây là thuốc kê đơn, giúp kiểm soát phản ứng quá mẫn với dị nguyên.
- Thuốc kháng axit: Dùng cho trường hợp đau rát họng do trào ngược axit dạ dày.
Thức uống giúp giảm tình trạng đau rát họng
Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, uống đủ nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc họng và giảm triệu chứng đau rát. Bạn có thể chọn nước lọc, trà ấm hoặc nước ép. Một số gợi ý như sau:
- Nước chanh pha mật ong: Vắt nước chanh hoặc dùng giấm táo, pha vào cốc nước, thêm mật ong và 1-2 lát gừng tươi, khuấy đều để uống hàng ngày. Mật ong và gừng có tính kháng khuẩn tốt, còn chanh chứa vitamin C tăng cường sức đề kháng, rất phù hợp cho người đau rát họng.
- Trà cam thảo: Cam thảo là vị thuốc Đông y nổi tiếng với khả năng chống khuẩn hiệu quả. Hãm cam thảo với nước sôi để làm trà, uống hàng ngày giúp làm dịu họng đáng kể.
- Trà bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng chống dị ứng và kháng khuẩn, đồng thời giúp làm tê liệt dây thần kinh tại vị trí sưng viêm, giảm đau rát họng hiệu quả.
- Trà đen: Một tách trà đen ấm giúp cải thiện tình trạng đau họng nhờ chứa hợp chất tannin, làm dịu niêm mạc họng và giảm sưng viêm.
- Trà hoa cúc: Giúp điều trị viêm họng và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Chất flavonoid trong trà hoa cúc thẩm thấu vào niêm mạc họng, làm dịu cơn đau nhanh chóng.
- Nước ép hoa quả: Chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch và đẩy lùi triệu chứng viêm họng. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, vì nồng độ axit trong nước trái cây có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về việc uống thuốc gì để nhanh khỏi đau rát họng. Việc lựa chọn loại thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu viêm họng kéo dài hơn 2 tuần mà không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà, bệnh nhân nên đến khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913