Trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc viêm thanh quản, vì vậy cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh để phát hiện sớm, chăm sóc đúng cách và đưa trẻ đi khám kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm thanh quản ở trẻ em và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Phân loại viêm thanh quản ở trẻ em
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm thanh quản là một bệnh lý phổ biến, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất. Bệnh xảy ra khi niêm mạc thanh quản bị viêm. Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 3 tuần, được gọi là viêm thanh quản cấp tính; nếu trên 3 tuần, bệnh chuyển sang viêm thanh quản mạn tính. Trong trường hợp mạn tính, nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị quá sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.
Dựa trên đặc điểm bệnh lý, viêm thanh quản ở trẻ em được chia thành 4 loại chính:
- Viêm thanh quản thanh môn: Thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi, đặc biệt vào ban đêm. Bệnh thường khởi phát ở trẻ đang bị viêm mũi họng và tiến triển dần dần, có thể gây khó thở đột ngột.
- Viêm thanh quản co thắt: Gây sưng viêm vùng hạ họng, khiến trẻ khó thở do co thắt thanh quản, đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm.
- Viêm thanh thiệt: Xảy ra khi thanh thiệt (sụn nhỏ dưới đáy lưỡi, giúp ngăn thức ăn vào khí quản) bị viêm và sưng nề. Trẻ có thể bị đau khi nuốt, khó thở, tiết nhiều nước bọt và cảm giác khó thở tăng lên khi nằm ngửa.
Nguyên nhân nào gây ra viêm thanh quản ở trẻ em?
Viêm thanh quản ở trẻ em thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp này, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Trẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm amidan hoặc nghiêm trọng hơn là viêm phổi.
- Thói quen nói to, la hét thường xuyên.
- Tình trạng trào ngược họng – thanh quản.
- Sống và học tập trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào,…
- Thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường.
Viêm thanh quản ở trẻ em có những triệu chứng gì?

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ em rất đa dạng và có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát và theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng mà phụ huynh không nên bỏ qua:
- Trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
- Giọng nói khàn hoặc thở rít.
- Sốt.
- Khó thở với mức độ khác nhau tùy theo tình trạng bệnh:
- Trường hợp nhẹ: Trẻ chỉ bị ho và khàn tiếng.
- Mức độ trung bình: Trẻ thở nhanh, có dấu hiệu thở rít ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Trường hợp nặng: Trẻ khó thở, vật vã, tím tái, nguy cơ tắc nghẽn đường thở, cần được cấp cứu ngay.
Phương pháp điều trị viêm thanh quản ở trẻ em
Phương pháp điều trị viêm thanh quản ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ bệnh. Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu khó thở, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ hạn chế nói nhiều, không la hét và giữ ấm cơ thể.
Điều trị viêm thanh quản chủ yếu là nội khoa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp tùy theo tình trạng bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm ho, tiêu đờm hoặc điều trị tại chỗ bằng thuốc giảm viêm, men tiêu viêm. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, điện giải và nâng cao sức đề kháng để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu khó thở thanh quản độ I, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bằng thuốc. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trẻ mắc viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh, gây khó thở thanh quản mức độ II, III, can thiệp phẫu thuật có thể được chỉ định.
Phòng ngừa viêm thanh quản ở trẻ như thế nào?
Để giảm nguy cơ viêm thanh quản ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp và hạn chế vui chơi ở môi trường có khói thuốc lá.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhằm tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ phòng tránh bệnh hiệu quả.
- Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường ở vùng họng, mũi hoặc xoang, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để kịp thời điều trị và ngăn ngừa biến chứng.
Trên đây là một số thông tin về viêm thanh quản ở trẻ em, bao gồm cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913