Sốc nhiễm trùng là biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng
Tin Tức

Hiểu rõ về sốc nhiễm trùng và tác động nguy hiểm của nó

Sốc nhiễm trùng, còn được gọi là sốc nhiễm khuẩn, là một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng, biểu hiện nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Những nguyên nhân dẫn đến sốc nhiễm trùng và phương pháp điều trị sẽ được thảo luận trong bài viết dưới đây.

Sốc nhiễm trùng là biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng
Sốc nhiễm trùng là biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng

Nguyên nhân nào gây ra sốc nhiễm trùng?

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sốc nhiễm trùng được coi là giai đoạn nghiêm trọng nhất của tình trạng nhiễm khuẩn trong cơ thể. Khi gặp phải biến chứng này, bệnh nhân thường nhanh chóng trải qua tụt huyết áp, nhiễm trùng huyết, rối loạn chức năng tim mạch, rối loạn ý thức và suy đa tạng. Nguyên nhân của sốc nhiễm trùng thường bao gồm:

    • Nhiễm trùng nặng ở đường tiêu hóa.
    • Nhiễm trùng nặng của bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể mà không được điều trị đúng cách và kịp thời.
    • Nhiễm trùng ngoài da do mụn nhọt, loét, hoặc các vết thương áp xe, với vi khuẩn từ da đi vào hệ tuần hoàn gây ra nhiễm trùng máu.
    • Nhiễm trùng sau các thủ thuật y tế như nong niệu đạo, nong cổ tử cung, nội soi phế quản, phẫu thuật màng bụng, hoặc đặt ống thông tiểu.
    • Sỏi đường mật, tắc sỏi túi mật hoặc viêm đường dẫn mật phát triển thành nhiễm trùng.
    • Ở phụ nữ, các ca phẫu thuật nạo phá thai không an toàn hoặc sinh con phức tạp cũng có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, dẫn đến sốc nhiễm trùng.

Sốc nhiễm trùng thường xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn nặng trong cơ thể và có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Triệu chứng của sốc nhiễm trùng

Các triệu chứng khi bị sốc nhiễm trùng
Các triệu chứng khi bị sốc nhiễm trùng

Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ sốc nhiễm trùng ở mỗi cá nhân mà biểu hiện của tình trạng này có thể khác nhau, bao gồm:

    • Sốt cao, cảm giác rét run hoặc giảm nhiệt đột ngột.
    • Tiểu ít do sốt cao hoặc do suy thận cấp, khiến áp lực lọc tại thận giảm.
    • Mất ý thức, hơi thở nhanh, co giật, nhịp tim tăng và yếu, khó xác định nhịp tim, và rối loạn vận mạch.
    • Cảm giác lạnh ở đầu ngón tay và da, có thể kèm theo tình trạng như mũi, móng tay, chân tay, và tai tím tái do co mạch ngoại biên.
    • Chuột rút, đau cơ nặng, thiếu oxy, và cảm giác đau lan tỏa.
    • Trường hợp nặng có thể xuất hiện hoạt tử da, da chuyển sang màu xám khi nhấn vào và không trở lại màu bình thường sau khi áp lực được giảm.

Dấu hiệu của sốc nhiễm trùng không cố định và có thể thay đổi ở mỗi người. Do đó, nếu bất kỳ triệu chứng nào không bình thường xuất hiện, việc đi khám ngay là cần thiết. Trong trường hợp này, không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần phải có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

Sốc nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Đây là một tình trạng có nguy cơ biến chứng cao và mức độ nguy hiểm lớn, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh với nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, khó thở, suy gan, suy thận, suy tim, suy hô hấp, các vấn đề liên quan đến đông máu bất thường, hoặc tổn thương và mất các bộ phận cơ thể như ruột, gây đột quỵ hoặc tử vong.

Tính nặng nhẹ của các biến chứng do sốc nhiễm trùng gây ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác của bệnh nhân, nguyên nhân gây ra sốc nhiễm trùng, thời điểm được phát hiện và điều trị, cũng như những bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe trước đó mà bệnh nhân từng mắc.

Điều này đồng thời làm cho nhiều người không nhận ra được các biểu hiện của sốc nhiễm trùng và không chú ý tới dấu hiệu bất thường trên cơ thể, dẫn đến việc nhiều trường hợp đến cấp cứu đã ở giai đoạn muộn.

Các biện pháp điều trị sốc nhiễm trùng

Tình trạng sốc nhiễm trùng đòi hỏi can thiệp y tế ngay lập tức, và mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến tử vong. Để đối phó với tình trạng này, các bác sĩ sẽ nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị và can thiệp để cứu bệnh nhân khỏi nguy kịch. Các biện pháp thường áp dụng bao gồm:

    • Truyền dung dịch.
    • Sử dụng kháng sinh.
    • Điều trị giảm mạch.
    • Hỗ trợ hô hấp.
    • Kiểm soát đường huyết.
    • Sử dụng hydrocortison.
    • Lọc máu liên tục.
    • Phòng ngừa nguy cơ biến chứng.

Thông qua thông tin này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về sốc nhiễm trùng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị. Sự tồn tại sau sốc nhiễm trùng thường phụ thuộc vào thời điểm can thiệp y tế, có được sớm hay muộn.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *