Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn nguy hiểm
Tin Tức

Lupus ban đỏ có phải là bệnh di truyền?

Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Một trong những thắc mắc phổ biến là liệu lupus ban đỏ có di truyền hay không. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn nguy hiểm
Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn nguy hiểm

Tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh lupus ban đỏ (Systemic Lupus Erythematosus) là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào và mô khỏe mạnh, gây tổn thương đến nhiều cơ quan như da, khớp, thận, tim, phổi, não và mạch máu.

Triệu chứng của lupus ban đỏ khác nhau ở từng người, tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ quan bị ảnh hưởng, bao gồm:

    • Đau khớp: Khớp có thể đau, cứng và sưng, đặc biệt vào buổi sáng, thường tái phát theo chu kỳ.
    • Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy kiệt sức kéo dài, có thể ngủ nhiều vào ban ngày nhưng khó ngủ ban đêm.
    • Sốt không rõ nguyên nhân: Sốt nhẹ thường xuyên xuất hiện nhưng dễ bị bỏ qua.
    • Rụng tóc: Tóc rụng từng mảng hoặc thưa dần, tóc yếu và dễ gãy, kèm theo rụng lông mi, lông mày.
    • Khô miệng, khô mắt: Do hội chứng Sjogren – một tình trạng tự miễn thường đi kèm với lupus, gây khô mắt, khô miệng và đôi khi khô da hoặc âm đạo.
    • Phát ban da: Phát ban hình “cánh bướm” trên má và sống mũi, nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.

Nguyên nhân chính xác của lupus ban đỏ vẫn chưa được xác định, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng cao bởi một số yếu tố:

    • Di truyền: Người có anh chị em ruột mắc bệnh có nguy cơ cao gấp 20 lần.
    • Giới tính: Phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản (15-45 tuổi), dễ mắc hơn.
    • Yếu tố môi trường: Tia UV, nhiễm virus, stress hoặc một số loại thuốc có thể kích hoạt bệnh.

Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?

Nghiên cứu cho thấy bệnh lupus ban đỏ có tính chất di truyền, đặc biệt nguy cơ cao hơn ở các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất như cha mẹ hoặc anh chị em.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều giống nhau. Có trường hợp cha mẹ mắc bệnh nhưng con cái lại không bị ảnh hưởng, bởi ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố khác như môi trường, giới tính và nhiễm trùng cũng góp phần quan trọng.

Lupus ban đỏ có di truyền không?
Lupus ban đỏ có di truyền không?

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, gây tổn thương trực tiếp trên da, khiến nhiều người lầm tưởng đây là bệnh truyền nhiễm. Trên thực tế, lupus ban đỏ không lây lan từ người sang người qua tiếp xúc hay giao tiếp. Tuy nhiên, bệnh có khả năng di truyền trong gia đình qua các thế hệ.

Tóm lại, lupus ban đỏ có yếu tố di truyền, nhưng di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố môi trường và hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh.

Điều trị lupus ban đỏ như thế nào?

Hiện nay, lupus ban đỏ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị phổ biến gồm:

Thuốc chống viêm và giảm đau không steroid (NSAIDs):

Các loại như Ibuprofen, Aspirin, Naproxen… giúp giảm đau và viêm ở cơ, khớp. Tuy nhiên, NSAIDs có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, do đó nên uống sau bữa ăn để giảm tác dụng phụ.

Corticosteroid:

Thuốc chống viêm mạnh mẽ, thường được dùng trong các trường hợp nặng, có tổn thương nội tạng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cần thận trọng vì tác dụng phụ và thường được uống một lần vào buổi sáng sau ăn.

Thuốc chống sốt rét:

Hydroxychloroquine, Chloroquine hỗ trợ điều trị các tổn thương da và khớp hiệu quả mà ít gây tác dụng phụ.

Thuốc ức chế miễn dịch:

Cyclophosphamide, Azathioprine, Cyclosporine… được sử dụng khi bệnh nặng hoặc không đáp ứng với corticosteroid.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ:

    • Tránh ánh nắng mặt trời: Hạn chế tiếp xúc với tia UV vì ánh nắng có thể làm nặng thêm triệu chứng.
    • Duy trì lối sống lành mạnh: Tích cực tham gia hoạt động thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ.
    • Kiểm soát căng thẳng: Giảm stress để tránh kích hoạt triệu chứng bệnh.
    • Chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D để hỗ trợ sức khỏe toàn diện.

Việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *