Các ca mề đay và dị ứng đang gia tăng và phổ biến hơn ở mọi độ tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng. Việc tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị mề đay và dị ứng là cần thiết để giảm thiểu tác hại của bệnh.
Tổng quan về bệnh mề đay
Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, nổi mề đay, hay còn gọi là mày đay, là phản ứng của mao mạch trên da cùng với những yếu tố khác nhau, gây ra phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Đây là một căn bệnh phổ biến và dễ nhận biết, không lây nhiễm từ người này sang người khác.
Bệnh được chia thành hai dạng chính dựa vào thời gian kéo dài: mề đay cấp (từ 24 giờ đến dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (trên 6 tuần).
Thời gian phục hồi của bệnh phụ thuộc vào triệu chứng bệnh, mức độ tiếp xúc với các dị nguyên và độ nhạy cảm của cơ thể. Những trường hợp nhẹ thường có thể tự khỏi, trong khi những trường hợp mãn tính thường cần can thiệp điều trị chuyên khoa.
Bệnh mề đay có triệu chứng gì?
Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản của nổi mề đay:
- Xuất hiện các ban đỏ hoặc trắng trên cơ thể, mặt, tay hoặc chân.
- Ban sẩy khác nhau về hình dáng và kích thước.
- Cảm giác ngứa ngáy.
Những triệu chứng này thường xuất hiện thường xuyên và không thể dự đoán, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh mề đay
Nguyên nhân gây nổi mề đay là rất phức tạp và có thể bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau:
- Dị ứng thức ăn
- Dị ứng thuốc
- Côn trùng cắn
- Dị ứng hóa mỹ phẩm
- Yếu tố di truyền
- Các bệnh lý khác
- Nguyên nhân tự phát
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay có thể bao gồm:
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi so với đàn ông
- Tuổi tác: Người trẻ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này
Các vị trí dễ xuất hiện mề đay trên cơ thể
Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, bệnh nổi mề đay ngứa thường xuất hiện ở ngoài da, có thể ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể con người. Tuy nhiên, các vị trí thường bị ảnh hưởng nhiều nhất và hay xuất hiện là:
- Mặt: Nốt phù sần có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung ở gò má và phần dưới môi.
- Mông: Khu vực này thường tiếp xúc và cọ sát với quần áo, gây ra tích tụ mồ hôi.
- Chân: Đặc biệt là ở bắp chân, nốt phù sần thường mọc dọc theo ống chân và gây cảm giác ngứa ngáy.
- Cánh tay: Rất nhiều người gặp phải mề đay ở cánh tay, gây ngứa ngáy ở cổ tay, bắp tay và thậm chí là toàn bộ hai cánh tay.
- Cổ: Vùng da cổ, đặc biệt là ở những khu vực có nếp gấp thường xuyên bị ảnh hưởng và gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
Phòng ngừa bệnh mề đay như thế nào?
Để kiểm soát bệnh nổi mề đay, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn mặc quần áo sáng màu.
- Tránh chà xát vùng da bị mề đay hoặc sử dụng các loại xà phòng không gây kích ứng.
- Làm mát vùng da bị mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da nhẹ.
- Ghi chép lại thời điểm bệnh phát, các hoạt động và thực phẩm đã tiêu thụ để giúp xác định yếu tố gây bệnh.
- Tránh các tác nhân có thể gây dị ứng.
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần hạn chế các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tình trạng bệnh hơn như:
- Chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
- Các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu.
- Thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa và các đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè, vì chúng có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
- Muối.
- Nước nóng, vì nước nóng có thể làm da dễ bị tổn thương hơn.
Để ngăn ngừa tái phát và hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh cần chủ động kiểm soát các tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt, cần nắm rõ các yếu tố có thể làm nổi mề đay, hạn chế những gì để có chế độ sống lành mạnh và tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913