Cảm giác nóng rát sau khi ăn là vấn đề phổ biến
Tin Tức

Nguyên nhân và cách điều trị cảm giác nóng rát sau khi ăn

Cảm giác nóng rát sau khi ăn là vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với những người có chế độ ăn không cân đối hoặc ăn uống không lành mạnh. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc. Liệu đây có phải là triệu chứng của một bệnh nào không? Và làm thế nào để điều trị?

Cảm giác nóng rát sau khi ăn là vấn đề phổ biến
Cảm giác nóng rát sau khi ăn là vấn đề phổ biến

Cảm giác nóng rát sau khi ăn là như thế nào?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, cảm giác nóng rát sau khi ăn là triệu chứng thường xuất hiện ở vùng dạ dày hoặc thực quản sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị dạ dày, đầy bụng, và khó tiêu. Tình trạng này gây mệt mỏi, giảm vị ngon và có thể dần dần ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Nguyên nhân nào gây ra cảm giác nóng rát sau khi ăn?

Cảm giác nóng rát sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân như sau:

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống kém lành mạnh hàng ngày có thể gây cảm giác nóng rát sau khi ăn bao gồm:

    • Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có tính axit cao hoặc vị chua.
    • Ăn các món cay như ớt, mì cay.
    • Uống nước có ga chứa axit citric làm tăng acid dạ dày, gây nóng rát và viêm dạ dày, kèm triệu chứng đầy hơi.
    • Thiếu chất xơ trong chế độ ăn.
    • Thói quen ăn uống không đúng giờ gây rối loạn sức khỏe dạ dày.
    • Thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều.
    • Uống quá nhiều nước so với mức bình thường.
    • Thường xuyên uống rượu bia làm tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và cảm giác nóng rát sau khi ăn.

Bệnh lý về dạ dày

Cảm giác nóng rát sau khi ăn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý dạ dày như:

    • Viêm loét dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương kéo dài, gây đau vùng thượng vị, cảm giác nóng rát, ợ chua và trào ngược.
    • Trào ngược dạ dày: Dạ dày sản xuất quá nhiều axit, dẫn đến dịch trào ngược vào thực quản, kích thích và làm viêm thực quản, gây cảm giác nóng rát. Triệu chứng đi kèm thường có buồn nôn, ợ chua, ợ nóng.
    • Hội chứng ruột kích thích: Gây rối loạn trong vận hành hệ tiêu hoá, thường kèm trào ngược dạ dày ở một số bệnh nhân.
    • Ung thư dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương kéo dài có thể tăng nguy cơ ung thư. Triệu chứng bao gồm đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, xuất huyết, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, đi tiêu có máu.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra cảm giác nóng rát sau khi ăn
Dị ứng thực phẩm có thể gây ra cảm giác nóng rát sau khi ăn

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một số chất có trong thực phẩm, dẫn đến tình trạng không dung nạp. Các biểu hiện thường gặp của dị ứng thực phẩm bao gồm nổi mẩn ngứa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, và có thể là nóng rát dạ dày hoặc nguy hiểm hơn là sốc phản vệ.

Cảm giác nóng rát sau khi ăn thường được thấy ở những người dị ứng với các nhóm thực phẩm chứa gluten (như bánh mì, lúa mì,…), lactose (như sữa bò, bơ, phô mai,…) hoặc các phụ gia thực phẩm khác.

Phương pháp cải thiện tình trạng nóng rát sau khi ăn

Để cải thiện cảm giác nóng rát sau khi ăn, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp sau:

Thăm khám với bác sĩ sớm:

Cảm giác nóng rát sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý dạ dày. Người bệnh nên đi khám ngay khi có triệu chứng này để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chườm ấm bụng:

Để giảm cảm giác đau và nóng rát dạ dày, có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm nóng đặt vào vùng bụng. Điều này giúp thư giãn các nhóm cơ nội tạng và làm dịu cơn đau tạm thời, tuy nhiên không thay thế được khám bác sĩ để điều trị chính xác.

Ăn uống lành mạnh:

Hạn chế thực phẩm có nồng độ axit cao.

Bổ sung đầy đủ chất xơ.

Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ dạ dày như mật ong, nghệ, trà xanh.

Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ và cay nóng.

Không uống sữa khi đói để tránh kích thích tiết dịch axit.

Thay đổi chế độ sinh hoạt:

Thực hiện thường xuyên các hoạt động thể dục để củng cố sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa.

Thiết lập thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ.

Hạn chế hút thuốc và không sử dụng rượu bia khi điều trị.

Nghỉ ngơi, điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *