Tin Tức

Những điều bạn cần biết khi được chỉ định xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể là một cách đơn giản để biết thêm thông tin về những gì đang diễn ra bên trong cơ thể bạn. Nhưng bạn có biết mình phải làm những gì trong quá trình thực hiện xét nghiệm máu không? Hãy đọc hết bài viết nhé.

Máu được thu thập và thực hiện các bước xét nghiệm

Tại sao tôi phải xét nghiệm máu?

Theo GV Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Xét nghiệm máu thường được thực hiện để kiểm tra cách cơ thể bạn đối phó với bệnh tật, chấn thương, viêm, nhiễm trùng và một số loại thuốc. Máu cần một sự cân bằng rất chính xác để cơ thể bạn hoạt động tốt. Nếu kết quả xét nghiệm máu là bất thường, bác sĩ sẽ có chỉ dẫn cho bạn một cách tốt nhất về cách điều trị hoặc ngăn ngừa các vấn đề xảy ra trong tương lai.

Tôi sẽ xét nghiệm máu ở đâu?

Điều này có thể được thực hiện trong bệnh viện hoặc bởichỉ định của bác sĩ tại phòng khám hoặc y tá chăm sóc bạn. Nếu bạn đang kiểm tra sức khỏe, việc xét nghiệm máu của bạn thường là xét nghiệm nhanh bằng cách chích ngón tay để xem mức đường huyết và cholesterol. Nếu kết quả cao hơn khuyến nghị, bạn có thể được yêu cầu đến bệnh viện để xét nghiệm máu toàn diện.

Máu của tôi sẽ được lấy như thế nào?

Một dây đeo cao su gọi là garô được quấn chặt quanh cánh tay trên của bạn – điều này giúp đưa tĩnh mạch tại khuỷu tay của bạn trồi lên bề mặt da để dễ tìm hơn.

Da xung quanh tĩnh mạch tại chỗ lấy máu được làm sạch bằng khăn lau cồn vô trùng. Sau đó dùng một cây kim nhỏ lấy máu và cho vào lọ trữ. Nếu tĩnh mạch của bạn dễ vỡ hoặc khó tìm, các y tá sẽ dùng một loại kim khác được gọi là ‘kim cánh bướm’ được đưa vào một tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn tay của bạn để lấy máu.

Sau khi kim được rút ra, y tá sẽ dùng một miếng gạc sẽ được đặt lên vị trí chọc kim và bạn sẽ được yêu cầu giữ nó ở đó trong vài phút. Chảy máu từ tĩnh mạch thường ngừng rất nhanh, nhưng có thể mất vài phút nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu.

Lấy máu bằng kim cánh bướm

Điều gì xảy ra với máu của tôi sau khi xét nghiệm?

Thông thường, các chai máu chứa một lượng nhỏ chất hóa học để ngăn máu đông trong ống, để có thể đo chính xác các thông số của máu trong quá trình xét nghiệm. Mỗi lọ đều được dán nhãn tên, ngày sinh và số bệnh viện của bạn, các lọ trữ máu có nắp màu khác nhau tùy theo loại xét nghiệm. Sau đó, chúng được đưa đi phân tích.

Máu của tôi sẽ được xét nghiệm để làm gì?

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm kiểm tra mức cholesterol và đường huyết. Những thứ này giúp theo dõi nguy cơ mắc các bệnh về tim, tuần hoàn và tiểu đường, hoặc cách quản lý tình trạng của bạn.

Xét nghiệm các hóa chất và protein khác nhau có thể cho biết gan hoặc thận của bạn đang hoạt động như thế nào. Xét nghiệm troponin có thể giúp chẩn đoán cơn đau tim và xét nghiệm natriuretic peptide não (BNP) có thể giúp chẩn đoán suy tim.

Nếu bạn dùng warfarin – loại thuốc chống đông máu, thì mức độ INR của bạn (đo tốc độ đông máu của bạn) sẽ được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng bạn được kê đơn đúng liều lượng.

Bảng kết quả xét nghiệm máu

Tôi có cần làm gì để chuẩn bị cho xét nghiệm máu không?

Đôi khi bạn có thể cần nhịn ăn (không ăn) trước khi xét nghiệm máu, nhưng bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu điều này là bắt buộc. Trừ khi bạn được yêu cầu không làm như vậy, hãy uống nước trước khi thử nghiệm. Nếu bạn bị mất nước, việc tìm tĩnh mạch của bạn có thể khó khăn hơn.

Bao lâu thì có kết quả xét nghiệm máu?

Theo GV Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thời gian có kết quả xét nghiệm máu một phần phụ thuộc vào tính cấp thiết của việc xét nghiệm máu của bạn. Hầu hết các xét nghiệm thông thường – nghĩa là không có gì khẩn cấp, có thể mất ít nhất một ngày để có kết quả. Nếu kỹ thuật viên xét nghiệm máu thấy bất cứ điều gì khiến họ lo lắng, hoặc bất thường nghiêm trọng trong kết quả xét nghiệm, họ sẽ liên hệ với bác sĩ hoặc y tá của bạn để liên lạc với bạn ngay nếu khẩn cấp.

Tôi cũng sẽ cần các xét nghiệm khác chứ?

Đôi khi đi cùng kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể muốn yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác, chẳng hạn như siêu âm tim hoặc thận của bạn, hoặc điện tâm đồ (ECG).

Tôi có thể làm gì, nếu tôi rất sợ xét nghiệm máu?

Nhiều người cảm thấy sợ và lo lắng, bạn không có gì phải xấu hổ, hãy nói với người đang làm xét nghiệm máu của bạn – điều này sẽ giúp họ chăm sóc bạn tốt hơn.

Bạn cũng có thể nhờ ai đó đi cùng và làm bạn mất tập trung trong khi lấy máu. Một số người cũng thấy khó thở và bị ngất khi nhìn thấy máu, thì nguyên nhân là do tụt huyết áp, bạn có thể học các kỹ thuật để ngăn điều này xảy ra.

Một số phòng khám có thể sử dụng kem làm tê khu vực kim đâm vào. Bạn nên cho họ biết trước nếu điều này có ích vì kem có thể cần được bôi tại nhà để phát huy tác dụng. Thật không may, không có cách lấy máu ‘không cần kim tiêm’. Vì vậy bạn hãy thật thư giản xét nghiệm máu hoặc nhờ người khác chăm sóc bạn nếu như gặp các vấn đề ngoài kiểm soát.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *