Thực phẩm chức năng là gì? Thực phẩm chức năng liệu có phải là thuốc chữa bệnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây nhé.
- Viêm da dị ứng thế nào? Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị
- Những điều cần biết về cây rau má
- 8 sai lầm nấu ăn khiến thức ăn của bạn không tốt cho sức khỏe
Thực phẩm chức năng và những điều bạn cần biết!
Định nghĩa
“Thực phẩm chức năng” là thực phẩm hoặc các thành phần dinh dưỡng mà có thể cung cấp một lợi ích sức khoẻ ngoài những chất dinh dưỡng cơ bản. Bạn có thể kiểm soát sức khỏe của mình tốt hơn thông qua cách lựa chọn thực phẩm, khi bạn biết rằng một số thực phẩm có thể cung cấp các lợi ích sức khoẻ cụ thể (đặc hiệu, xác định, riêng biệt).
Giảng viên Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết: thực phẩm chức năng có thể ví dụ bao gồm trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đồ ăn và đồ uống tăng cường hoặc nâng cao sức khỏe, và một số các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung. Các thành phần có hoạt tính sinh học trong thực phẩm chức năng có thể mang lại những lợi ích về sức khoẻ hoặc các tác dụng sinh lý mong muốn. Các đặc tính chức năng của nhiều loại thức ăn truyền thống đang được phát hiện, trong khi các sản phẩm thực phẩm mới đang được phát triển với các thành phần có lợi.
Những thành phần của chế độ ăn kiêng quan trọng bao gồm nước, năng lượng, carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ
Nhu cầu
Sự quan tâm của người tiêu dùng về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức khoẻ đã làm tăng nhu cầu thông tin về thực phẩm chức năng. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học và công nghệ, sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ, sự thay đổi về luật thực phẩm có ảnh hưởng đến các sự khẳng định về nhãn hiệu và sản phẩm, dân số già và sự gia tăng nhu cầu trong việc đạt được mục tiêu chăm sóc sức khoẻ thông qua chế độ ăn uống là những yếu tố thúc đẩy sự quan tâm đến thực phẩm chức năng.
Các tiêu chí khoa học
Nhiều tổ chức học thuật, khoa học và quản lý đang cân nhắc cách thiết lập nền tảng khoa học để hỗ trợ và xa hơn là phê chuẩn những khẳng định cho các thành phần chức năng hoặc các thực phẩm chứa chúng. FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) quy định rằng đối với các sản phẩm thực phẩm thì mục đích sử dụng của chúng và các khẳng định về bản chất (thành phần) phải được in trên bao bì.
Cần phải có rất nhiều nghiên cứu khoa học đáng tin cậy để xác nhận lợi ích của bất kỳ thực phẩm hoặc thành phần cụ thể nào. Để thực phẩm chức năng có thể mang lại những lợi ích sức khoẻ cộng đồng tiềm năng của chúng, người tiêu dùng phải hiểu rõ và tin tưởng vào các tiêu chí khoa học được sử dụng để ghi nhận các tuyên bố và khẳng định về sức khoẻ. Cộng đồng khoa học đang tiếp tục tăng cường sự hiểu biết của mình về tiềm năng của thực phẩm chức năng và vai trò của chúng đối với sức khỏe.
Thực phẩm chức năng
Gen dinh dưỡng – “Cá thể hóa dinh dưỡng”
Cá thể hoá dinh dưỡng đối với một mô hình gen đặc trưng của một cá thể sẽ có tiềm năng cho ra một tổng thể các kết quả đầu ra sức khoẻ tích cực. Việc lựa chọn một phương pháp tiếp cận cá thể hóa với sức khỏe và các khuyến cáo dinh dưỡng, thay vì một pp tiếp cận truyền thống hay pp tiếp cận chung, có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin thích hợp và có lợi nhất cho nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của họ.
Theo chia sẻ của GV Cao đẳng Y Dược TPHCM: Thực phẩm chức năng là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh tổng thể bao gồm chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất. Mọi người nên phấn đấu để tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các ví dụ được liệt kê ở đây:
Nhóm/Thành phần | Nguồn | Lợi ích tiềm năng |
Các Carotenoid | ||
Beta-caroten | Cà rốt, bí đỏ, khoai lang, dưa đỏ | vô hiệu hóa các gốc tự do mà có thể gây tổn thương tế bào; Tăng cường bảo vệ chống oxy hóa tế bào; Có thể được tạo thành vitamin A trong cơ thể |
Chất xơ thực phẩm (chức năng và toàn phần) | ||
Chất xơ không hòa tan | Cám lúa mì, cám ngô, vỏ trái cây | Có thể góp phần duy trì một đường tiêu hóa lành mạnh; Có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư |
Ngũ cốc nguyên hạt | Ngũ cốc ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt (BM ngũ cốc nguyên cám), bột yến mạch, gạo lức | Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và một số loại ung thư; Có thể góp phần duy trì mức đường huyết tốt |
Các acid béo | ||
Acid béo không bão hòa đơn Acid béo không no có 1 nối đôi (MUFAs) | Hạt cây, dầu ô liu, dầu hạt cải | Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành |
Axit béo không bão hòa đa Acid béo không nó có nhiều nối đôi (PUFAs) – Các acid béo Omega – 3 – DHA / EPA | Dầu cá hồi, cá ngừ, hải sản và các loại dầu cá khác | Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành; Có thể góp phần duy trì chức năng tâm thần và thị lực |
Acid linoleic liên hợp (CLA) | Thịt bò và thịt cừu; một số loại phô mai | Có thể góp phần duy trì các thành phần cơ thể mong muốn và chức năng miễn dịch khỏe mạnh |
Các vitamin | ||
A | Thịt nội tạng, sữa, trứng, cà rốt, khoai lang, rau chân vịt | Có thể góp phần duy trì thị lực, chức năng miễn dịch và xương khỏe mạnh; Có thể đóng góp vào tính toàn vẹn của tế bào |
B1 (Thiamin) | Đậu lăng, đậu Hà Lan, gạo lức hạt dài, quả hạch brazil | Có thể góp phần duy trì chức năng tâm thần; Giúp điều hòa sự chuyển hóa |
B3 (Niacin) | Các sản phẩm từ sữa, gia cầm, cá, quả hạch, trứng | Giúp hỗ trợ tăng trưởng tế bào; Giúp điều hòa sự trao đổi chất |
B6 (Pyridoxin) | Đậu hạt, quả hạch, đậu cây, cá, thịt, ngũ cốc nguyên hạt | Có thể góp phần duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh; Giúp điều hòa sự trao đổi chất |
B12 (Cobalamin) | Trứng, thịt, gia cầm, sữa | Có thể góp phần duy trì chức năng tâm thần; Giúp điều hòa sự trao đổi chất và hỗ trợ hình thành các tế bào máu |
C | Ổi, ớt xanh/đỏ ngọt, kiwi, trái cây thuộc chi Citrus (chi cam chanh), dâu tây | Vô hiệu hóa các gốc tự do mà có thể gây tổn thương tế bào; Có thể góp phần duy trì sức khoẻ xương và chức năng miễn dịch |
E | Hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt phỉ, củ cải | Vô hiệu hóa các gốc tự do, có thể làm gây tổn thương tế bào; Có thể đóng góp vào chức năng miễn dịch khỏe mạnh và duy trì sức khoẻ tim mạch |
Sưu tầm: Thạc sĩ Trần Thị Minh Tuyến – caodangyduoctphcm.com.vn tổng hợp
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913