Đau đầu buồn ngủ là vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân, từ đơn giản đến nghiêm trọng. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau đầu buồn ngủ?
Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tình trạng đau đầu và buồn ngủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thiếu máu lên não: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi máu không lưu thông tốt lên não, não thiếu oxy và dưỡng chất, gây giảm chức năng và dẫn đến đau đầu.
Thiếu ngủ: Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, buồn ngủ và thường xuyên đau đầu.
Làm việc quá sức: Căng thẳng và mệt mỏi do làm việc quá sức có thể gây đau đầu và buồn ngủ, đặc biệt là ở những người làm việc trong môi trường áp lực cao hoặc không có đủ thời gian nghỉ ngơi.
Căng thẳng và áp lực: Áp lực công việc hoặc cuộc sống khiến não bộ làm việc liên tục, gây căng thẳng, dẫn đến đau đầu và buồn ngủ.
Lão hóa cơ thể: Theo thời gian, sự lão hóa làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan, bao gồm não bộ và hệ thần kinh, ảnh hưởng đến lưu thông máu và dẫn đến đau đầu và giấc ngủ kém ở người cao tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các tác dụng phụ như đau đầu và buồn ngủ.
Bệnh lý:
- Thiểu năng tuần hoàn não: Người bệnh có thể gặp đau đầu, buồn ngủ cùng với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ và khó tập trung.
- Đau nửa đầu: Bệnh nhân thường gặp các cơn đau đầu dữ dội, buồn ngủ, sợ tiếng ồn và ánh sáng mạnh, kèm theo mệt mỏi và buồn nôn.
- Thay đổi nội tiết tố: Các giai đoạn như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến tình trạng đau đầu và buồn ngủ.
- Nhiễm virus: Các bệnh do virus như cảm lạnh và COVID-19 có thể gây đau đầu và cảm giác buồn ngủ.
- Trầm cảm: Bệnh trầm cảm có thể gây ra cả đau đầu và cảm giác buồn ngủ.
Biện pháp cải thiện tình trạng đau đầu buồn ngủ
Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nếu tình trạng đau đầu và buồn ngủ là do bệnh lý, bạn nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân chỉ là do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc các yếu tố thông thường khác, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà để cải thiện:
Sử dụng thuốc giảm đau: Hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ để giảm cơn đau.
Chườm nóng hoặc lạnh:
- Chườm nóng: Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt khô và chườm lên vùng đau, hoặc sử dụng túi chườm nóng.
- Chườm lạnh: Dùng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh để chườm lên vùng đau, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với da.
Mát xa thái dương: Mát xa nhẹ nhàng vùng thái dương để thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để xoa lên vùng thái dương, giúp làm dịu cơn đau đầu nhanh chóng.
Nghỉ ngơi: Khi bị đau đầu và buồn ngủ, nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, thoáng đãng với ánh sáng vừa phải. Thả lỏng cơ thể và thư giãn, tránh các khu vực có nhiệt độ quá thấp để không làm tăng cơn đau đầu.
Phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn ngủ như thế nào?
Để giảm nguy cơ bị đau đầu và buồn ngủ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi, từ đó giảm nguy cơ đau đầu và buồn ngủ.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh thức khuya và hạn chế sử dụng chất kích thích.
- Tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động thể chất như chạy, bơi lội hoặc thể thao yêu thích giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
- Giữ tinh thần lạc quan: Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, duy trì suy nghĩ tích cực. Sau giờ làm việc, thư giãn bằng cách nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè hoặc đọc sách.
- Ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dưỡng chất giúp ngăn ngừa đau đầu. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và thực phẩm giàu protein, đồng thời hạn chế đường và chất béo.
Việc xác định nguyên nhân gây đau đầu và buồn ngủ là rất quan trọng để có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu gặp phải triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị chính xác.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913