Tin Tức

Thục địa – Vị thuốc quý và cách bào chế công phu

Thục địa là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong y học truyền thống Đông y. Nó được coi là một vị thuốc đắt giá và có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về gan, thận, tim mạch, tiểu đường, và còn rất nhiều tác dụng khác.

Vị thuốc thục địa

Theo GV Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Thục địa là một vị thuốc quý có tác dụng bổ máu, bổ thận tráng tinh. Thục địa là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền, điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, huyết hư, suy nhược cơ thể, chống viêm, hạ đường huyết… Qua bài viết sau hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của vị thuốc Thục địa.

Thông tin chung

  • Tên khoa học: Rehmania glutinosa Libosch.
  • Họ khoa học: Thuộc Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).

Mô tả chung

Cây địa hoàng là loài cây thân thảo, sống lâu năm, toàn thân phủ một lớp lông trắng mềm. Mỗi cây có 5-7 củ, phần củ có cuống dài, màu nâu đỏ hoặc đỏ nhạt. Cây có chiều cao 20-30cm. Lá mọc đối, có hình bầu dục, mép lá có răng cưa không đều nhau và có nhiều nếp nhăn. Hoa mọc thành chùm trên ngọn thân cây, mặt ngoài màu đỏ tím, mặt trong màu vàng có vân tím. Quả có hình trứng, cánh đài bao úp. Quả có nhiều hạt, hình trứng nhỏ, màu nâu nhạt.

Cây sinh địa

Bộ phận dùng

Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Dùng loại chắc, mềm, màu đen huyền, không dính tay, thớ dai.

Bào chế

+ Chọn củ Sinh địa to, dùng rượu Sa nhân tẩm trong 1 đêm (700gr Sa nhân ngâm trong 10 lít rượu), cho vào nồi, đồ thật kỹ khoảng 1 ngày đêm, rồi đem phơi nắng. Lặp lại quá trình trên 9 lần (cửu chưng cửu sái) (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ 10kg Sinh địa đem rửa sạch, để ráo nước. Pha 300gr bột Sa nhân với 5 lít nước, nấu đến khi còn 4,5 lít. Xếp củ Sinh địa đã tẩm nước sa nhân vào thùng chứa hoặc khạp, nấu trực tiếp với nước Sa nhân còn lại. Có thể thêm 100gr Gừng tươi giã hoặc thái mỏng và nước sôi ngập hết phần sinh địa, nấu trong 2 ngày đêm, nước cạn đến đâu thêm nước sôi vào cho bằng mức nước cũ, nấu thật kỹ. Nếu nấu không đúng kỹ thuật, phải nấu lại thì củ cũng không mềm được. Khi nấu phải đảo luôn, lần cuối thì để cho cạn, còn khoảng ½ mức nước cũ. Sau đó, vớt củ Sinh địa ra, phơi cho ráo nước, nấu với nước pha rượu (cứ 1 lít nước thêm ½ lít rượu), tẩm bóp rồi đồ trong khoảng 3 giờ, sau đó đem phơi. 9 lần tẩm, đồ, phơi là tốt nhất (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản

Đựng trong thùng kín. Khi dùng đập bẹp hoặc thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc tán, thuốc hoàn.

Củ sinh địa tươi

Theo Y học cổ truyền

1. Tính vị

+ Vị ngọt, tính hàn (Theo “Bản Kinh”).

+ Vị ngọt, tính hơi ôn (“Trung Dược Đại Từ Điển”).

2. Quy kinh

+ Vào kinh Tâm, Thận, Tâm bào, Can (Theo “Thang Dịch Bản Thảo”).

+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Phế (Theo “Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)”.

3. Tác dụng, chủ trị

+ Trưởng cơ nhục, trục huyết tý, chấn cốt tủy. Sắc uống có tác dụng trừ hàn nhiệt, trừ tý, tích tụ. (Bản Kinh).

+ Tư âm, bổ huyết. Điều trị chứng âm hư, huyết thiếu, chân yếu, lưng đau, ho lao,…. Băng lậu, di tinh kinh nguyệt không đều, tai ù, mắt mờ, gầy ốm, tiêu khát,… (Theo “Trung Dược Đại Từ Điển”).

+ Phối với Mạch môn giải rượu tốt (Bản Thảo Kinh Tập chú).

+ Tẩm với rượu có tác dụng dẫn thuốc đi lên và ra bên ngoài (Theo “Dụng Dược Tâm Pháp”).

+ Tẩm với nước Gừng không bị đầy ở ngực, chế với rượu không làm hại đến dạ dày (Theo “Bản Thảo Cương Mục”).

+ Phối với Nhục quế có công dụng dẫn hỏa quy nguyên, điều trị phần âm suy yếu (Theo “Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập”).

+ Là vị thuốc dùng chủ yếu để bổ Thận, ích âm huyết (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Trong bài “Lục Vị Địa Hoàng Hoàn” dùng thục địa làm Quân là căn bản ở hành thủy. Thang Tứ Vật dùng thục địa làm quân với ý nghĩa Ất Mộc với Thủy Quý cùng chung một nguồn. Nếu nấy Thục địa một lần đã cho là chín thì đó là sai lầm, vì bẩm thụ thục địa tính thuần âm của phương Bắc mà sinh ra, nếu không có ánh lửa và mặt trời cùng luyện chung thì không thể chín được. Cho nên cao Cố Bản tuy đã nấu nhiều ngày, cũng phải dùng nửa Sinh nửa Thục. Nếu chỉ nấu thục địa một lần thì tính hàn lương của nó chưa hết được mà Tâm kinh và Thận kinh đều có khác nhau, nên dùng hàn lương của Tâm kinh làm chủ, còn thuốc ôn noãn của Thận kinh làm tá, việc này chẳng những không mang lại tác dụng gì mà còn làm tổn thương chân dương, làm hại khí của Tỳ Vị. Người có chứng hư nhiệt còn tạm chịu đựng được, nếu là chứng hư hàn thì bệnh chuyển nặng ngay, ngấm ngầm gây tổn hại mà không hay biết, thật là đáng tiếc (Theo “Dược Phẩm Vậng Yếu”).

+ Thục địa và Hà thủ ô đều có tác dụng là tư âm, dưỡng huyết, ích Thận, bổ Can như nhau, các chứng bệnh về Can Thận âm huyết suy, thường sử dụng 2 vị thuốc này để điều trị. Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ Thục địa có màu đen, chủ nhập vào Thận, có tác dụng ích tinh, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm với bổ huyết, dưỡng Can, bổ hư. Còn Hà thủ ô có màu đỏ, chủ yếu nhập vào Can, công dụng thiên về bổ doanh huyết, bổ Thận, tư âm, cố tinh. Nói về tác dụng bổ hư, điều kinh lực thì Hà thủ ô không bằng Thục địa nhưng về tác dụng khu phong, giải độc, tiệt ngược thì hơn hẳn Thục địa (Theo “Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê”).

4. Liều dùng

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM khuyến cáo liều dùng Thục địa nên từ 12 – 60 gr

Tham khảo

Kiêng kỵ:

+ Thục địa Ghét Bối mẫu, sợ Vô di (Theo “Bản Thảo Kinh Tập Chú”).

+ Kỵ Tam bạch (Theo “Dược Tính Luận”).

+ Kỵ Thông bạch, Phỉ bạch, Cửu bạch, La bặc (Theo “Dược Phẩm Tinh Yếu”).

+ Không dùng thục địa với người bên trong bị hàn, có tích tụ, dịch tiết: (Theo “Y Học Nhập Môn”).

+ Cấm dùng thục địa cho người vị khí hư hàn, dương khí suy, dương khí thiếu, ngực đầy (Đắc Phối Bản Thảo).

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *