Tin Tức

Tía tô: Vị thuốc với nhiều ứng dụng hữu ích trong y học

Tía tô không chỉ là một loại rau thường được sử dụng làm gia vị cho các bữa ăn hàng ngày, mà còn là một loại thảo dược – tía tô nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được xem như một loại vị thuốc quý có khả năng điều trị các triệu chứng như ho, cảm lạnh, đau đầu, mụn nhọt, đầy bụng, và cả ngộ độc từ cá…

Hãy cùng theo dõi, trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá thêm về tía tô với sự hỗ trợ của Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

<center><em>Tía tô ứng dụng hữu ích trong y học</em></center>
Tía tô ứng dụng hữu ích trong y học

1. Đặc điểm chung về cây Tía tô

Tên gọi khác: Tô diệp (lá), Tô ngạnh (cành), tử tô (hạt)

Tên khoa học: Perilla frutescens. L., Lamiaceae ( họ Hoa môi ).

Mô tả thực vật:

Tía tô là một loại cây thân thảo với chiều cao thường từ 0,5 đến 1 mét. Toàn bộ thân cây tía tô được bao phủ bởi lông.

Lá của cây tía tô thường có bề mặt nhám và mép lá có dáng khía răng, chúng mọc đối xứng với nhau. Mặt dưới của lá thường có màu tím, và đôi khi cả hai mặt của lá có thể có màu tím, xanh lục hoặc nâu.

Cây tía tô nở hoa, hoa thường có màu trắng hoặc tím và chúng thường mọc thành các xim co ở đỉnh của các cành cây.

Quả của cây tía tô có hình dạng giống một quả cầu.

1.2. Phân bố

Tía tô là một loại cây thân thảo thuộc họ hoa môi, có phân bố chủ yếu ở vùng bản địa Nam châu Âu và khu vực Địa Trung Hải, nhưng cũng có mặt ở nhiều nơi tại châu Á.

Cây tía tô có thích ánh sáng và cần nhiệt độ trên 20 độ C để hạt nảy mầm. Nếu chúng mọc ở vùng ôn đới, thì cây thường sẽ chết vào mùa đông và sau đó tái nảy mầm vào mùa xuân năm sau.

Do giá trị sử dụng cao, cây tía tô được trồng rộng rãi tại nhiều nơi, kéo dài từ Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á.

1.2. Bộ phận dùng – thu hái:

– Thường sử dụng: Bao gồm lá, cành và quả

Từ cây Tía tô, người ta thu được các vị thuốc : từ lá gọi là Tô diệp,

+ Từ cành non hoặc cành già (Tô ngạnh),

+ Từ Quả cây – hay hạt (Tô tử).

Thời điểm thu hoạch tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng phần cây:

: Nếu mục đích là lấy lá, thời điểm thu hái sau khi gieo hạt khoảng 2 tháng. Trong thời gian này, chỉ nên thu hái lá già, sau đó chờ thêm 1 tháng trước khi tiếp tục thu hái để đảm bảo sự tươi ngon và chất lượng.

Cành non hoặc cành già (Tô ngạnh): Lấy cành tùy theo mục đích sử dụng. Thường, cành non được thu hái trong giai đoạn khi cây tía tô đang phát triển mạnh, trong khi cành già hoặc tô ngạnh có thể được thu hái khi cây đã già

Còn đối với việc thu hái hạt(Tử tô), nên chờ đến khi cây tía tô đã già

2. Thành phần hóa học trong cây Tía tô

Trong toàn cây Tía tô có chứa 0.50% tinh dầu. Trong tinh dầu, chủ yếu là perilla andehyde C10H14O, limonene C10H16, dihydrocumin C10H14O và α-pinen C10H16.

Ngoài ra, cây tía tô còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ, đặc biệt là flavonoid (với apigenin và luteolin là hai loại chính) và acid hữu cơ (bao gồm acid rosmarinic và acid caffeic), với hàm lượng khác nhau giữa các bộ phận của cây. Cu thể:

+ Hạt tía tô chứa khoảng 40% dầu, bao gồm các acid béo chưa bão hòa, chẳng hạn như acid alpha-linoleic.

+Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu, gồm aldehyde, xeton, hydrocarbon, và furan.

<center><em>Tía tô sắc uống giúp cải thiện một số bệnh lý như ngộ độc thực phẩm & sưng vú</em></center>
Tía tô sắc uống giúp cải thiện một số bệnh lý như ngộ độc thực phẩm & sưng vú

3. Tác dụng – Công dụng của cây Tía tô

Theo Y học cổ truyền:  Tía tô có tính ôn, vị cay, Quy vào 2 kinh Tỳ và Phế

Tía tô có những tác dụng như:

  • Tác dụng chữa trị hen suyễn:

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6 năm 2000, dầu tía tô đã được xác định có tác động tích cực đối với bệnh hen suyễn, giúp cải thiện khả năng thông khí và tăng cường chức năng hô hấp, đồng thời hỗ trợ trong quá trình điều trị hen suyễn.

  • Kháng viêm và giảm triệu chứng dị ứng:

Các thành phần hóa học có trong tía tô như Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha-linoleic, Perilla, và Luteolin đã được chứng minh có khả năng ức chế sản xuất histamine và giảm cytokine, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm và triệu chứng dị ứng trong cơ thể.

  • Hỗ trợ trong việc điều trị vấn đề về dạ dày:

 Các hoạt chất như tanin và glucosid chiết xuất từ tía tô có tác dụng chống viêm và thúc đẩy quá trình lành vết loét dạ dày. Chúng cũng giúp ổn định môi trường dạ dày và giảm nồng độ acid dạ dày.

  • Khả năng chống oxy hóa:

Chất aldehyde có trong cây tía tô có khả năng ngăn chặn sự hình thành gốc tự do và bảo vệ tế bào cũng như DNA khỏi tổn thương..

  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Dầu tía tô giàu chất chống oxi hóa và acid béo không bão hòa omega-3, giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch..

  • Hỗ trợ giảm đau, chữa trị viêm xương khớp:

Các hoạt chất có trong tinh dầu tía tô có tác dụng giảm đau và ngăn chặn sự phát triển viêm nhiễm ở các khớp, hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp và lupus.

  • Giúp thư giãn và đầu óc tỉnh táo:

Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã chỉ ra rằng các hoạt chất như apigenin, acid caffeic và acid rosmarinic được chiết xuất từ tía tô có khả năng phòng tránh và điều trị trạng thái trầm cảm. Chúng cũng có tác dụng kích thích tinh thần, giúp tạo cảm giác tỉnh táo, thư giãn, và giảm căng thẳng.

  • Tác dụng làm đẹp da:

Nghiên cứu đã phát hiện rằng các hoạt chất có trong tía tô có khả năng ức chế tổng hợp melatonin và tyrosinase, giúp làm sáng da.

* Cách dùng và liều lượng

Tía tô dùng ở dạng tươi hoặc khô. Tuy nhiên, liều lượng dùng còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, bệnh tật và mức độ bệnh cụ thể

4. Một số bài thuốc có sử dụng Tía tô

  • Chữa trị cảm mạo

Cách 1: Rửa sạch lá tô diệp, cắt thành nhỏ và trộn với cháo trắng gạo tẻ, ăn khi còn nóng. Cách này giúp làm mát cơ thể và giảm triệu chứng cảm mạo.

Cách 2: Sử dụng 15-20 gram tô diệp, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng trong 5-10 phút. Sau đó, giã nát, thêm một ít nước sôi, lọc nước thuốc và uống. Người bệnh nên nghỉ ngơi và che chắn sau khi uống để thuốc phát huy tác dụng. Đây là cách thích hợp cho trẻ em và người già.

Cách 3: Sử dụng lá tô diệp nấu nước và xông hơi, hoặc ngâm chân trong nước tô diệp để thúc đẩy mồ hôi ra ngoài và giảm triệu chứng cảm mạ

  • Chữa trị chứng ho ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dùng 20 gram tô diệp, 5 gram hoa khế, 5-10 gram hoa đủ đủ đực, và 5 gram đường phèn.

Rửa sạch và giã nát tất cả các nguyên liệu ngoại trừ đường phèn.

Sau đó, vắt lấy nước cốt, thêm đường phèn và đem hấp cách thủy.

Cho trẻ uống 5 lần/ngày, mỗi lần nửa thìa cà phê (tương đương 2,5 ml)

  • Chữa trị rôm sảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Rửa sạch một nắm lá tô diệp, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó đun sôi và tắm cho trẻ, hoặc bạn có thể sắc nước từ lá tô diệp và tắm cho bé..

  • Giảm đau nhức do gout gây ra

Khi cơn đau do bệnh gout ghé thăm, Hái một nắm lá tô diệp, rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt. Cũng có thể sắc tinh dầu lá tô diệp uống hàng ngày để giảm triệu chứng bệnh gout.

  • Chữa trị sưng vú

Sử dụng 10 gram lá To diệp tươi, sắc thuốc uống. Phần bã dùng đắp lên vú sưng.

Kiên nhẫn thực hiện cho đến khi dấu hiệu bệnh thuyên giảm thì ngừng.

  • Chữa trị trúng độc do ăn hải sản

1.Lấy10g lá tía tô tươi, giã nát và vắt lấy nước uống.

Hoặc lá tía tô khô sắc uống hằng ngày.

Lá tía tô 16g, kinh giới 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 6g.

Sắc chừng 15 phút, nên uống lúc nóng để chữa trị dị ứng, mẩn ngứa, mày đay.

Tử tô giải độc thang (trị trúng độc đau bụng do ăn phải cua cá):

Lá Tô diệp 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 4g, .

Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 3 lần/ngày, uống khi thuốc còn đang nóng.

  • Chữa trị mụn thịt mụn cơm

Hái một nắm lá Tô diệp, đem rửa sạch và ngâm nước muối để làm sạch lá.

Rồi giã nát và thoa lên những nốt mụn. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần, để giảm viêm mụn và làm sáng da.

  • Chữa bụng trướng

Lấy một ít lá Tía tô  đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm ít muối vào uống.

  • Cải thiện tình trạng chảy máu ngoài da

Hái một nắm lá tía tô non, rồi giã nát rồi đắp lên vết thương. Đồng thời, có thể  dùng lá tía tô tươi sao vàng, nghiền nhỏ và rắc lên vùng bị máu chảy.

<center><em>Việc sử dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây ra tác dụng phụ cần lưu ý</em></center>
Việc sử dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây ra tác dụng phụ cần lưu ý

5. Những lưu ý khi dùng

Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây ra một số vấn đề sau:

Đối với bà bầu: Tô diệp có tác dụng an thai, nhưng nếu sử dụng với liều lượng lớn và kéo dài trong thời gian dài có thể gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

– Đối với những người có cơ địa nhanh nhiệt hoặc dễ ra mồ hôi: Tô tốt nhất là cẩn thận khi sử dụng lá tía tô để điều trị bệnh. Bởi vì chúng có tính nhiệt gây ra việc ra mồ hôi nhiều, và việc sử dụng kéo dài có thể làm tăng tình trạng cảm nhiệt.

– Người có tiền sử dị ứng: Đối với những người này, nên hạn chế việc sử dụng lá tía tô để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Như vây ta thấy, Tía tô không chỉ là một loại rau thường được sử dụng làm gia vị cho các bữa ăn hàng ngày, mà còn là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được xem như một loại vị thuốc quý có khả năng điều trị các triệu chứng như ho, cảm lạnh, đau đầu, mụn nhọt, đầy bụng, và cả ngộ độc từ cá…Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tía tô được người xưa truyền lại và chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh chúng an toàn và hiệu quả. Do đó, người dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi dùng, tránh tình trạng dùng sai cách cũng như sai liều lượng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Xem thêm tại: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *