Hạ natri máu là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Tin Tức

Triệu chứng hạ natri máu và biện pháp điều trị

Natri là một chất điện giải quan trọng, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ chức năng của cơ bắp và dây thần kinh. Khi nồng độ natri trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, tình trạng này được gọi là hạ natri máu. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

Hạ natri máu là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Hạ natri máu là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Nguyên nhân nào gây hạ natri máu?

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bình thường, nồng độ natri trong máu dao động từ 135 đến 145 mEq/L. Khi chỉ số này giảm dưới 135 mEq/L, được gọi là hạ natri máu. Đây là tình trạng nguy hiểm do lối sống không khoa học và một số bệnh lý gây ra. Các nguyên nhân chính bao gồm:

    • Mất nước.
    • Uống quá nhiều nước: Dù uống đủ nước tốt cho sức khỏe, việc uống quá nhiều có thể làm thận tăng bài tiết, giảm nồng độ natri. Uống nhiều nước khi tập luyện thể thao cũng có thể gây giảm natri qua mồ hôi, nhưng ít gặp.
    • Sử dụng Amphetamine hoặc thuốc lắc, làm giảm mạnh nồng độ natri và đe dọa tính mạng.
    • Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm.
    • Bệnh lý gan, thận và tim mạch làm chất lỏng tích tụ, gây loãng natri máu.
    • Hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu, khiến cơ thể giữ nước và hạ natri máu.
    • Nôn và tiêu chảy nặng, gây mất nước và chất điện giải.
    • Suy tuyến thượng thận, nồng độ hormone tuyến giáp thấp làm giảm natri.
    • Bệnh đái tháo nhạt, hội chứng Cushing gây giảm natri.

Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi cao, nghề nghiệp là vận động viên, sống trong môi trường nhiệt đới, chế độ ăn ít natri cũng làm tăng nguy cơ hạ natri máu. Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị tổn thương não khi hạ natri do mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến khả năng cân bằng nồng độ natri trong cơ thể.

Các biểu hiện điển hình khi bị hạ natri máu

Những dấu hiệu khi bị hạ natri máu
Những dấu hiệu khi bị hạ natri máu

Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, với trường hợp hạ natri máu mạn tính, người bệnh có thể giảm nồng độ natri trong máu trong vòng 48 giờ hoặc lâu hơn, với các biến chứng ở mức độ trung bình. Trong khi đó, hạ natri máu cấp tính gây giảm natri rất nhanh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hôn mê và tử vong.

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ hạ natri máu, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

    • Buồn nôn và nôn.
    • Đau nhức đầu, mệt mỏi và buồn ngủ.
    • Bồn chồn, dễ cáu kỉnh.
    • Lú lẫn, mất ý thức.
    • Yếu cơ, chuột rút.
    • Co giật, hôn mê.

Phương pháp điều trị tình trạng hạ natri máu

Với những trường hợp hạ natri máu nhẹ, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không khoa học hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu. Bác sĩ thường chỉ định giảm tiêu thụ chất lỏng và điều chỉnh lại liều lượng thuốc để giúp nồng độ natri trong máu cân bằng trở lại.

Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng để tăng nồng độ natri trong máu, phòng tránh nguy cơ biến chứng. Các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

    • Truyền natri đường tĩnh mạch để tăng nồng độ natri trong máu.
    • Sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh.
    • Điều trị các vấn đề sức khỏe gây hạ natri máu.

Cách phòng ngừa tình trạng hạ natri máu

Để phòng tránh tình trạng hạ natri máu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến hạ natri máu, chẳng hạn như bệnh tuyến thượng thận, bệnh gan, và bệnh tim mạch.
    • Nếu bạn mắc bệnh lý hoặc đang dùng thuốc có nguy cơ gây hạ natri máu, cần lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm các dấu hiệu và đi khám để được điều trị kịp thời.
    • Khi tập luyện thể thao cường độ cao hoặc lao động nặng, nên dùng các loại đồ uống cung cấp chất điện giải.
    • Uống nước điều độ: Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhưng không uống quá nhiều. Nên uống nước khi khát hoặc khi thấy nước tiểu đậm màu. Nếu không cảm thấy khát và nước tiểu có màu vàng nhạt, sáng, thì nghĩa là cơ thể đã đủ nước.

Hạ natri máu cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *