Hầu hết những người bị nhiễm cúm A H1N1 chỉ có triệu chứng nhẹ và có thể tự hồi phục, tuy nhiên cũng có một số trường hợp gặp biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Dưới đây Cô Nguyễn Thị Trúc Li – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ các thông tin về loại cúm này, bao gồm cách nhận biết triệu chứng, phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh.
1. Cúm A H1N1 là gì?
Cúm A H1N1 là một loại cúm thuộc nhóm cúm A, do virus cúm H1N1 gây ra. Đây là một chủng virus cúm đặc biệt có khả năng lây lan mạnh mẽ giữa người với người.
Lúc trước cúm A H1N1 được biết đến với cái tên là “cúm lợn” vì bệnh chủ yếu lây lan từ lợn, sau đó chúng lây lan qua các đối tượng khác là chim và con người. Virus cúm A H1N1 có thể sống 5 phút khi bám vào lòng bàn tay, từ 8 đến 12 tiếng khi bám vào quần áo, và từ 12 đến 48 tiếng khi bám trên bề mặt bàn và tủ. Trong môi trường nước ở nhiệt độ 22 độ C, chúng có thể tồn tại đến 4 ngày và vài tuần ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C. Ở nhiệt độ khô và lạnh, chúng có thể tồn tại trong một thơi gian dài trong không khí.
Theo một số chuyên gia, cúm A H1N1 có thể liên quan đến đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, làm gần 100 triệu người tử vong và lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người trên toàn cầu.
Năm 2009, đại dịch cúm A H1N1 khởi phát đầu tiên ở Mexico, sau đó lan rộng ra 160 quốc gia trên thế giới và gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong. Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo chấm dứt đại dịch, tuy nhiên, virus cúm A H1N1 vẫn xuất hiện thường xuyên như một bệnh cúm mùa và thậm chí gây tử vong
Virus cúm A H1N1 có thể lây lan qua các con đường sau:
Hít phải giọt bắn của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi.
Chạm tay vào các đồ vật có chứa virus như nước ấm, mặt bàn, khăn tắm, sau đó đưa tay lên mắt và miệng, tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và gây bệnh cúm.
Tiếp xúc gần với người bệnh, hôn hoặc quan hệ tình dục với người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus. Những nơi càng đông đúc như trung trâm thương mai, chợ, trường học, lễ hội khả năng lây lan càng nhanh chóng
2. Triệu chứng nhận biết cúm A H1N1
Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm cô Li chia sẻ:
Các triệu chứng của cúm A H1N1 có thể tương tự như các loại cúm thông thường, nhưng có một số dấu hiệu đặc trưng mà bạn nên lưu ý. Dưới đây là các triệu chứng nhận biết cúm A H1N1:
Sốt: Thường là triệu chứng đầu tiên và có thể rất cao, kéo dài từ 3 đến 4 ngày.
Ho: Ho khan là triệu chứng phổ biến, có thể kéo dài và gây khó chịu.
Đau họng: Cảm giác đau và khó chịu ở cổ họng.
Đau đầu: Đau đầu có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác.
Đau cơ và đau khớp: Cảm giác đau nhức ở các cơ và khớp, thường xuyên xảy ra và có thể rất nghiêm trọng.
Mệt mỏi và suy nhược: Cảm giác mệt mỏi, suy nhược toàn thân, có thể kéo dài đến vài tuần sau khi các triệu chứng khác đã biến mất.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi: Triệu chứng này có thể xuất hiện nhưng không phổ biến bằng các triệu chứng khác.
Buồn nôn, nôn và tiêu chảy: Một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em, có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa.
Khó thở: Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc thở, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
3. Cách điều trị và ngăn ngừa cúm A H1N1 hiệu quả
Đối với các trường hợp nhiễm nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng cho thấy bệnh đang trở nên phức tạp, cần nhập viện sớm.
Bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng thuốc kháng virus và thuốc điều trị triệu chứng cho những bệnh nhân nặng. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc.
Để phòng ngừa cúm A/H1N1, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch xà phòng.
Tránh thói quen đưa tay lên miệng, mắt và mũi.
Vệ sinh các bề mặt và đồ dùng hàng ngày
Thường xuyên mở cửa phòng, lớp học và nơi làm việc để tạo môi trường thông thoáng, ngăn chặn sự phát triển của virus.
Giữ ấm cơ thể.
Ăn uống đủ dinh dưỡng.
Tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe.
Những đối tượng nguy cơ cao, sức đề kháng kém không nên tiếp xúc với người bị cúm hoặc có triệu chứng bất thường.
Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đặc biệt là bệnh viện, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
Nếu có biểu hiện bất thường, nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Nguồn: Tin tức – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913