Chế độ dinh dưỡng phù hợp sau mổ ruột thừa giúp vết mổ mau lành và giảm biến chứng
Tin Tức

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ ruột thừa

Mổ ruột thừa giúp bảo vệ sức khỏe cũng như cải thiện chức năng ruột người bệnh. Dù không có nhiều thực phẩm cần tránh, nhưng biết kiêng ăn gì sau khi mổ sẽ giúp hồi phục nhanh, vết mổ mau lành và giảm nguy cơ biến chứng.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sau mổ ruột thừa giúp vết mổ mau lành và giảm biến chứng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sau mổ ruột thừa giúp vết mổ mau lành và giảm biến chứng

Mổ ruột thừa và những điều cần lưu ý

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, phẫu thuật ruột thừa là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân viêm ruột thừa, gồm mổ mở và nội soi.

    • Mổ mở: Được thực hiện khi ruột thừa đã vỡ, dành cho những bệnh nhân bị bệnh hô hấp nặng, có tiền sử bệnh tim mạch hoặc không thể thực hiện nội soi.
    • Nội soi: Dành cho trường hợp ruột thừa chưa vỡ, thực hiện qua một vết rạch nhỏ ở bụng với sự hỗ trợ của ống gắn camera, đèn, và công cụ phẫu thuật.

Để tránh ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và hỗ trợ quá trình hồi phục, sau phẫu thuật cần lưu ý:

    • Tránh gắng sức.
    • Hạn chế tối đa các hoạt động xung quanh vùng mới phẫu thuật.
    • Di chuyển và đi lại thận trọng.
    • Hạn chế chơi thể thao 2-4 tuần hậu phẫu.
    • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi vết mổ, tình trạng sức khỏe để kịp thời thăm khám khi có dấu hiệu bất thường.

Sau mổ ruột thừa nên kiêng gì?

Tìm hiểu những thực phẩm cần kiêng sau khi mổ ruột thừa là rất quan trọng vì ruột thừa liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nếu không có chế độ kiêng khem cẩn thận, vết mổ có thể bị đau, gây khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Một số thực phẩm có thể làm sưng tấy, mưng mủ vết mổ và kéo dài thời gian lành.

Việc kiêng cữ dựa trên những thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật. Bác sĩ thường khuyên ăn đồ ăn dễ tiêu và lỏng, do đó, cần tránh đồ ăn khó tiêu, cứng và đặc. Kiêng các loại thực phẩm này giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và tránh tác động xấu đến vết mổ.

Đồ ăn giàu chất béo, dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Kiêng ăn nhóm thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa thức ăn hơn và giảm nguy cơ nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ có thể tăng cơn đau bụng và nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Axit béo no trong đồ ăn dầu mỡ cũng làm vết mổ sưng viêm, lâu lành và giảm miễn dịch.

Đồ ăn nhiều đường

Các thực phẩm nên kiêng sau mổ ruột thừa
Các thực phẩm nên kiêng sau mổ ruột thừa

Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, thực phẩm chứa nhiều đường dễ kích thích đường ruột, gây tiêu chảy và kéo dài thời gian lành vết mổ. Chúng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Đồ ăn nhiều đường còn có thể tạo ra nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe sau phẫu thuật.

Sản phẩm làm từ sữa

Ngoại trừ sữa chua tốt cho sức khỏe đường ruột, các sản phẩm làm từ sữa nên hạn chế sau mổ ruột thừa. Chất béo trong sữa dễ gây khó tiêu, tạo thành mảng dày ở niêm mạc ruột và gây độc tố, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Sau mổ ruột thừa nên ăn gì?

Các thực phẩm nên ăn sau mổ ruột thừa:

Đồ ăn mềm:

Súp, cháo, cơm nhão, và canh dễ nuốt, tiêu hóa, giảm áp lực cho đường ruột.

Đồ ăn dễ tiêu:

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn bơ, khoai lang, sữa chua, khoai tây nghiền, và chuối để dễ hấp thu và tiêu hóa.

Đồ ăn giàu chất xơ:

Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả và phòng ngừa táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau xanh, cải bó xôi, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Đồ ăn giàu đạm:

Thực phẩm giàu đạm như cá biển, thịt gà, thịt bò và đậu phụ giúp tái tạo tế bào mới và làm lành vết mổ nhanh hơn.

Thực phẩm giàu kẽm và vitamin C, A:

Các loại thực phẩm như chanh, cam, bưởi, rau ngót, kiwi, cà rốt, dâu tây, rau xanh và đu đủ hỗ trợ giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết mổ lành nhanh hơn.

Việc lựa chọn đúng thực phẩm sau mổ ruột thừa sẽ cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng hồi phục, tránh biến chứng và giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *