Mụn quanh miệng là vấn đề thường gặp, nhưng nhiều người chưa nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Tình trạng mụn ở khu vực này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây bất tiện trong việc ăn uống. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra mụn mọc quanh miệng
Nhiều người cho rằng mụn mọc nhiều là do rối loạn nội tiết tố, nhưng thực tế còn nhiều nguyên nhân khác góp phần gây mụn quanh miệng. Vậy những nguyên nhân đó là gì? Những chia sẻ từ Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Thay đổi nội tiết tố
Khi cơ thể trải qua giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Điều này làm da tiết nhiều dầu, gây bít lỗ chân lông và dẫn đến mụn quanh miệng.
Vệ sinh da không đúng cách
Việc không tẩy trang kỹ hoặc không làm sạch da đúng cách sẽ khiến mỹ phẩm, tế bào chết và bụi bẩn tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acnes phát triển, gây ra mụn.
Sử dụng mỹ phẩm
Lạm dụng mỹ phẩm, trang điểm quá dày hoặc dùng sản phẩm kém chất lượng có thể làm da dễ nổi mụn. Thậm chí, việc dùng mỹ phẩm không phù hợp với loại da cũng có thể gây ra tình trạng này.
Lạm dụng thuốc có chứa Corticoid
Việc bôi thuốc chứa Corticoid quá liều hoặc kéo dài có thể làm suy giảm sức đề kháng của da, gây mụn bùng phát.
Thói quen sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn thiếu rau xanh, nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng và dầu mỡ khiến gan tích tụ độc tố và gây mụn. Tiêu thụ nhiều đồ ngọt và nước có ga có thể làm tăng đường huyết, dẫn đến mụn xuất hiện quanh miệng. Thêm vào đó, việc thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử liên tục cũng gây hại cho làn da.
Tác nhân bên ngoài
Các vật dụng như dây đeo mũ bảo hiểm chật, dao cạo râu hoặc kem cạo râu, drap, gối bẩn có thể gây kích ứng da và làm mụn phát triển.
Cuối cùng, mụn quanh miệng có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Người có hệ tiêu hóa kém dễ tích tụ độc tố, dẫn đến mụn quanh miệng.
Phương pháp điều trị tình trạng mụn mọc quanh miệng
Cô Nguyễn Thị Thắm – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi thấy mụn mọc nhiều, nhiều người thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian hoặc mua thuốc tại nhà thuốc tây. Mặc dù đôi khi điều này có hiệu quả, nhưng không ít trường hợp lại khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Để điều trị mụn một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên:
Thăm khám tại cơ sở y tế
Nếu mụn quanh miệng xuất hiện liên tục hoặc tái phát nhiều lần, tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xác định nguyên nhân. Bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp, và bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn. Tránh phụ thuộc quá mức vào thuốc để quá trình hồi phục đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều chỉnh thói quen chăm sóc da
Bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp, và bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn. Tránh phụ thuộc quá mức vào thuốc để quá trình hồi phục đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, hãy thay đổi chúng ngay lập tức. Đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh da mặt kỹ lưỡng, có thể sử dụng thêm các sản phẩm làm sạch sâu phù hợp với loại da của mình để hỗ trợ điều trị mụn. Trước khi sử dụng mỹ phẩm hoặc kem trị mụn, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong chăm sóc da.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng mụn. Khi mụn xuất hiện, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và vitamin, đồng thời tăng cường lượng nước uống hàng ngày.. Đồng thời, điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, giảm căng thẳng, và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn.
Đặc biệt, không nên tự ý nặn mụn bằng tay vì điều này có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo và vết thâm.
Các phương pháp an toàn để điều trị mụn quanh miệng đã được nêu trên đây. Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ liệu pháp nào.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913