Giảm ho cho trẻ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng
Tin Tức

8 mẹo giảm ho cho bé an toàn và hiệu quả

Trẻ em thường dễ bị các bệnh lý về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn yếu. Việc xác định nguyên nhân gây ho và áp dụng phương pháp giảm ho phù hợp cho trẻ là rất cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ 8 cách giảm ho hiệu quả và an toàn cho trẻ, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Giảm ho cho trẻ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng
Giảm ho cho trẻ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ho ở trẻ

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ, thậm chí là ho kéo dài không dứt. Do đó, trước khi áp dụng các phương pháp giảm ho, bạn cần xác định nguyên nhân gây ho cho bé.

    • Bé có thể bị ho do khói bụi, khói thuốc lá, hoặc các yếu tố ô nhiễm khác tấn công vào đường hô hấp.
    • Ho cũng có thể do bé bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm VA, viêm xoang, viêm phổi, hen suyễn, hay ho gà. Lúc đó, cơ thể bé sẽ phản ứng bằng cách ho để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
    • Thay đổi thời tiết hoặc bị nhiễm lạnh có thể làm bé bị nghẹt mũi, dẫn đến tình trạng nước mũi chảy xuống họng và gây ho.

Các mẹo trị ho cho trẻ theo dân gian

Có nhiều phương pháp giảm ho cho trẻ sử dụng nguyên liệu an toàn và lành tính. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Giảm ho với gừng: Gừng chứa Gingerol, có tác dụng ấm, giúp giải cảm và giải độc. Để giảm ho do cảm lạnh, bạn có thể chưng gừng với đường phèn trong 20 phút rồi cho bé uống. Có thể thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi ho giảm.

Giảm ho với nghệ: Nghệ có đặc tính kháng viêm và giúp giảm ho hiệu quả. Bạn hãy nghiền củ nghệ tươi, thêm 1-2 viên đường phèn và một ít nước, sau đó chưng cách thủy trong 15 phút. Để nguội và cho bé uống.

Giảm ho với tỏi: Tỏi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Chưng 2-3 tép tỏi đã bỏ vỏ với đường phèn trong 15 phút, để nguội và cho bé uống từ 2-3 lần mỗi ngày.

Trị ho với quả lê: Quả lê có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chưng lê với đường phèn hoặc mật ong trong 15-20 phút, sau đó cho bé uống. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với ho khan và ho kéo dài.

Trị ho với lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng ôn trung, tán hàn và giải độc. Chưng 10g lá hẹ với 3 muỗng cà phê mật ong trong 15 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày.

Trị ho với lá húng chanh: Lá húng chanh có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm và chữa ho. Xay 15 lá húng chanh với 5 quả quất xanh, chưng cách thủy với đường phèn trong 20 phút. Cho bé uống 1-2 lần mỗi ngày khi còn ấm.

Lá húng chanh có tác dụng giảm ho
Lá húng chanh có tác dụng giảm ho

Trị ho với lá húng quế: Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biieets thêm, lá húng quế có tác dụng chữa cảm lạnh và giảm ho hiệu quả. Nghiền một nắm lá húng quế, thêm nước và một ít đường phèn, sau đó chưng cách thủy trong 30 phút. Để nguội rồi cho bé uống.

Trị ho với lá diếp cá: Lá diếp cá có tác dụng chữa ho và làm lành vết thương. Xay nhuyễn một nắm lá diếp cá, hòa với nước ấm và thêm 1-2 muỗng cà phê mật ong, rồi cho bé uống.

Ngoài các phương pháp trên, còn nhiều cách giảm ho khác bằng nguyên liệu như củ cải trắng, rau cải cúc, hoa khế, v.v. Tùy vào điều kiện thực tế, bạn có thể chọn phương pháp phù hợp.

Giảm ho cho trẻ cần lưu ý gì?

Khi áp dụng các phương pháp giảm ho cho trẻ, hãy lưu ý:

    • Chọn nguyên liệu sạch: Đảm bảo nguyên liệu được rửa sạch và lựa chọn cẩn thận.
    • Cẩn thận với trẻ dưới 12 tháng: Tránh sử dụng mật ong và cân nhắc kỹ trước khi áp dụng phương pháp dân gian.
    • Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng: Cho bé uống nhiều nước và ưu tiên các món như cháo, súp.
    • Rửa mũi hàng ngày: Dùng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý, và hút mũi đúng cách nếu cần.
    • Tắm nước ấm: Tắm bé với nước ấm có dầu tràm hoặc gừng tươi, sau đó giữ ấm cơ thể.
    • Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung vitamin C từ rau củ và trái cây, khuyến khích bé vận động nếu có thể.
    • Chọn siro ho an toàn: Lựa chọn siro chiết xuất từ thảo dược để đảm bảo an toàn.

Nếu ho kéo dài hơn 4 tuần hoặc bé có triệu chứng sốt cao, khò khè, khó thở, hoặc ho ra đờm xanh hoặc máu, hãy đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *