Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 14 ngày. Nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến mất nước và điện giải, gây nguy hiểm. Nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy cấp là gì?
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy cấp
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
- Rotavirus: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Rotavirus có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
- Vi khuẩn: Các vi khuẩn như E.coli, Vibrio Cholerae, Shigella và Salmonella có thể gây tiêu chảy cấp. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
- Ký sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng như Giardia, amip, và Cryptosporidium có thể gây tiêu chảy cấp. Chúng thường lây truyền qua thực phẩm hoặc nước không được xử lý sạch.
- Viêm nhiễm khác: Tiêu chảy cấp cũng có thể do các viêm nhiễm như nhiễm khuẩn hô hấp, viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Dị ứng và thuốc: Dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc có thể gây tiêu chảy cấp. Ngoài ra, một số loại thực phẩm không được nấu chín hoặc bị ô nhiễm cũng có thể gây ra tình trạng này.
Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp bao gồm:
- Độ tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi là nhóm dễ bị tiêu chảy cấp hơn do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
- Suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS, hoặc đã mắc sởi có nguy cơ cao bị tiêu chảy cấp do hệ miễn dịch yếu.
- Mùa vụ: Mùa hè thường có nguy cơ cao bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, trong khi tiêu chảy vào mùa đông thường do Rotavirus.
- Yếu tố nguy cơ khác: Các yếu tố như cho trẻ bú bình, không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu đời, cai sữa quá sớm, ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm, và không rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy cấp.
Các triệu chứng khi mắc tiêu chảy cấp
Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy cấp xâm nhập: Người bệnh đi ngoài phân lỏng có thể lẫn máu và thường kèm theo sốt.
- Tiêu chảy cấp không xâm nhập: Người bệnh chủ yếu đi ngoài phân lỏng mà không có máu và thường không bị sốt.
Ngoài các triệu chứng chính, cả hai dạng tiêu chảy cấp đều có thể kèm theo:
- Đau bụng: Cơn đau có thể nhói hoặc âm ỉ, thường tăng khi đại tiện.
- Nôn mửa: Có thể nôn ra nước, thức ăn hoặc dịch mật.
- Khát nước và da khô: Người bệnh thường cảm thấy khát nước và da trở nên khô ráp.
- Đi tiểu ít hoặc không tiểu: Nước tiểu có màu vàng đậm.
- Chóng mặt và mệt mỏi: Có thể bị chóng mặt, mệt mỏi và sụt cân.
Phòng ngừa tiêu chảy cấp như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Vệ sinh môi trường và không gian sống thường xuyên.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Không đi tiêu hay đổ rác bừa bãi, và không dùng phân tươi để tưới cây.
Tránh những khu vực có dịch tiêu chảy cấp.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Ăn chín, uống sôi và tuyệt đối không uống nước lã.
- Tránh các món ăn dễ nhiễm khuẩn như nem chua, tiết canh, gỏi, v.v.
- Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và không ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
- Không để thức ăn qua đêm.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn.
- Sử dụng nước sạch để nấu ăn và sinh hoạt.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913