Trung Cấp Y Dược TPHCM

Bác sĩ học võ để tự vệ nên hay không?

Trước vấn nạn hành hung Bác sĩ đã có rất nhiều giải pháp đưa ra trong số đó đề nghị Bác sĩ học võ để tự vệ, phòng thân cho bản thân mình.

Bác sĩ học võ để tự vệ có phải giải pháp cuối cùng?

Tỉ lệ Bác sĩ bị hành hung tăng cao

Đầu năm 2018 dư luận cả nước phẫn nộ khi tin tức y tế đưa tin hai Bác sĩ bệnh viện Sản nhi ở Yên Bái bị người nhà đánh. Tiếp tục Bác sĩ trẻ ở bệnh viện Xanh Pôn bị đánh đấm thẳng vào mặt. Y, Bác sĩ bệnh viện tư cũng bị đánh khi cấp cứu cho bệnh nhân….thực trạng này phản ánh một xã hội rối ren, không có kỉ cương trật tự. Nhiều kẻ cho mình là nhất và chỉ nói chuyện bằng “nấm đấm” hơn dùng ngôn ngữ để giao tiếp.

Trước đó cũng đã có nhiều thông tin đăng tải nhân viên y tế bị hành hung, tấn công trọng thương. Thậm chí đã có Bác sĩ ra đi mãi mãi bởi một cú đâm thấu mạng do người nhà bệnh nhân gây nên. Hố sâu khoảng cách ngờ vực giữa Bác sĩ với người nhà bệnh nhân như được đào sâu hơn khi Bác sĩ thì cho rằng đó là hành động vô ơn. Còn người nhà bệnh nhân luôn một bài ca “không có lửa làm sao có khói”.

Mới đây một vị thứ trưởng bộ Y tế đề nghị cho phép các hệ thống bệnh viện sử dụng công cụ hỗ trợ để tăng cường an ninh bệnh viện. Vậy nhưng mọi nỗ lực hiện tại chỉ là giải pháp tạm thời, bởi phần đông người dân hành xử không cần suy nghĩ thích dùng nắm đấm đe dọa hơn lời nói.

Bác sĩ Đa khoa Dương Trường Giang công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết con số thống kê trong 6 ngày tết đầu năm 2018 có đến 4.100 người nhập viện vì đánh nhau, xô xát. Thử hỏi với một con số lớn như vậy sao có thể đảm bảo an toàn cho bệnh viện- nơi có môi trường phức tạp, tập trung của hàng ngàn người với những hỉ, nộ, ái, ố khác nhau.

Chúng ta đã quá quen với cảnh xô xát đánh nhau chỉ vì một cái “nhìn đểu”, chẳng may va chạm giao thông, từ chối nhậu… cũng tạo nên lý do để đánh, đấm chém giết nhau. Không chỉ ở bệnh viện mà cả xã hội Việt đang bất lực trước những hành vi, đạo đức xuống cấp ở một bộ phận người dân sao có thể đảm bảo tính mạng an toàn cho chính bản thân và người nhà.

Đã có một vị bác sĩ khuyên các thế hệ đàn em, sinh viên đang học tập tại các ngôi trường Đại học, cao đẳng Y Dược nên học võ, lên đai tự vệ cho mình trước khi biết khám chữa bệnh, cầm dao mổ cho bệnh nhân. Đặc biệt khi các giá trị xã hội đảo lộn, khi những giá trị ảo, giá lên ngôi, đồng tiền chiếm lĩnh khiến cho các đối tượng thích coi mình là nhất và chỉ dùng nắm đấm để nói chuyện. Nếu chúng ta vẫn còn những ngờ vực, ai cũng đặt cái tôi tự ái lên cao thì ẩu đả bạo lực hành hung sẽ khó kiểm soát, trấn áp nhất là trong môi trường bệnh viện.

Đau lòng khi Bác sĩ học võ để tự vệ

Trong cuộc toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đại biểu Hoàng Đức Thắng chia sẻ ông thấy đau lòng khi các y, Bác sĩ phải học võ để tự vệ, ngành Y vẫn đang đơn độc chống bạo hành y tế, bảo vệ nhân viên y tế. Thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp sẽ khiến ngành Y bên bờ vực thẳm. Để giải quyết vấn đề này cần sự vào cuộc của nhiều ban ngành, cơ quan chức năng chứ không chỉ riêng ngành Y.

Tuyển sinh cao đẳng Y Dược TPHCM chính quy

Việc Bác sĩ học võ để tự vệ đã có rất nhiều ý kiến trái của người dân lên tiếng. Người cho rằng Bác sĩ học võ không cần thiết bởi không bảo lúc nào bạo lực cũng xảy ra, hoặc Bác sĩ sẽ không có thời gian để nâng cao kiến thức chuyên môn. Có người khuyên nên học lại cách giao tiếp ứng xử….

Điều dưỡng viên Thanh Hà từng học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ các Y, Bác sĩ rất bận bịu, áp lực công việc mỗi ngày. Trong khi chưa có một giải pháp, chế tài nào cụ thể bảo vệ nhân viên y tế cũng như môi trường không được đảm bảo như trên thế giới chúng ta nên tự học võ để bảo vệ bản thân mình trước.

Cùng tranh luận vấn đề này Bác sĩ Trần Văn Phúc công tác tại bệnh viện Xanh Pôn cho biết không phải Bác sĩ nào cũng có thể tập võ đặc biệt Bác sĩ ngoại khoa. Bởi bác sĩ ngoại khoa đòi hỏi đôi bàn tay cực kì quan trọng phải nhạy bén, giữ gìn đôi tay để thực hiện phẫu thuật. Dù có đam mê với võ thuật họ cũng phải gác lại một bên để đảm bảo chuyên môn y tế nên khi có bạo hành xảy ra họ chỉ có thể chạy chứ không thể tự vệ cho chính mình. Để bảo vệ đôi tay thực hiện phẫu thuật chính xác nhất trước khi mổ, phẫu thuật 3 ngày bác sĩ không được xách vật nặng quá 5kg.

Học võ để tự vệ là hàng rào cuối cùng nhưng có lẽ Bác sĩ không muốn dùng đến bởi nhiệm vụ quan trọng nhất là cứu chữa cho người bệnh.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *