Tin Tức

Cây thảo quả – vị thuốc chữa bệnh thần kỳ

Thảo Quả là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được trồng một số tỉnh ở phía bắc Là một loại thảo dược vừa làm gia vị, vừa làm thuốc.Thảo Quả có vị cay, tính ấm; có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn.

Tìm hiểu thông tin về cây thảo quả

Với cái tên thảo quả nhiều người vẫn còn khá xa lạ cũng như những công dụng thần kì của chúng đối với sức khỏe. Mời các bạn cùng DSCK1 Nguyễn Quốc Trung giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về thông tin về loại cây này nhé.

Thông tin về đặc điểm chung, tác dụng của cây thảo quả

Tên gọi khác:   Sa nhân cóc, Cây đò ho, thảo đậu khấu, mác hấu.

Tên khoa học : Amomum subulatum, thuộc họ Gừng. (Zingiberaceae)

Mô tả thực vật:

Cây thuộc thảo, cao khoảng 2-3m, Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt.

hơi to và dài, mọc so le có bẹ ôm kín thân.

Hoa có to, màu đỏ nhạt và mọc thành bông ở gốc.

Quả có hình trứng, màu đỏ sẫm, cuống ngắn, mọc dày đặc. to chừng 1-2cm và có nhiều sọc trên vỏ quả.

Quả có vị ngọt, hơi đắng và đặc biệt là có mùi khá nồng. Mỗi chùm quả có từ 30 – 50 quả.

Hạt nhiều, có cạnh và có mùi thơm đặc biệt.

Trồng trọt, thu hái:

Thảo quả rất dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hay đoạn cắt từ thân rễ

Trồng bằng hạt thì gieo trong vườn ươm, sau đó bứng cây con đi trồng và sau 5 năm mới thu hoạch được.  Thảo quả có thể sống đến 25 năm hoặc lâu hơn nữa.

Thu hái: khoảng trong tháng 10 đến tháng giêng âm lịch. Quả thu về đem phơi, sấy khô ngay.

Bộ phận dùng:

Quả chín đã phơi khô hoặc phơi sấy khô.

Thành phần hoá học

Quả có chứa tinh dầu chủ yếu là cineol chiếm 1,40 – 1,4%.

Các hợp chất aldehyd: 2 – decenal (6 – 17%0, geranial (7 – 11%), neral (3 – 7%).

Ngoài ra còn chứa citronelol, geraniol, 7-methyl-6-octen-2-yl-propionat.

Tác dụng – công dụng của thảo quả

1.Hỗ trợ chữa trị hệ tiêu hóa

Cây thảo dược này có công dụng giúp kích thích các dịch vị trong hệ tiêu hóa tiết ra nhiều hơn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách trôi chảy.

Ngoài ra, các hợp chất trong thảo dược này còn giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày do đó hạn chế các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng,…

2.Giúp cải thiện hệ hô hấp

Thảo quả giúp hỗ trợ hô hấp: Khoa học đã chứng minh được Thảo quả có tác dụng chữa trị một số bệnh về hô hấp như: Viêm phế quản, Ho gà, hen suyễn,,… vì nó là làm ấm đường hô hấp, tiêu đờm, giúp không khí lưu thông qua phổi dễ dàng từ đó làm giảm các triệu chứng ho, cảm, đau họng,.

Thảo quả giúp hỗ trợ hô hấp

3.Giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch:

thảo quả giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Nếu ăn thảo quả thường xuyên sẽ giúp ta có một trái tim nạnh khỏe, huyết áp ổn định cũng như giảm xuất hình thành cục máu đông. Vì vậy, nếu có điều kiện hãy ăn bổ sung thảo quả thường xuyên nhé.

4.Giúp Làm đẹp da

Cây thảo quả giúp làm đẹp da: Trong Thảo quả có nhiều thành phần hóa học chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, mangan sẽ giúp hạn chế tình trạng lão hóa da. Chính vì vậy, nhiều hãng mỹ phẩm thường thêm các thành phần này vào trong các sản phẩm mỹ phẩm của họ để đạt được những hiệu quả trên.

Cây thảo quả giúp làm đẹp da

5.Giải hỗ trợ giải độc cơ thể

Cây thảo quả giúp cho cơ thể giải độc: Nhiều kết quả thử nghiệm cho thấy thảo dược này có tác dụng tích cực đến hoạt động của gan và thận, giúp chúng dễ dàng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể hơn.

6.Giúp hỗ trợ Tăng cường miễn dịch

Tăng cường hệ miễn dịch: Khi cơ thể bị yếu, nhiều bệnh gây ra bởi hệ thống miễn dịch, bổ sung thảo quả sẽ có thể giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế được nhiều bệnh tật.

Một số lợi ích sức khỏe tiềm năng khác và bài thuốc của thảo quả

Cũng theo DSK1 Nguyễn Quốc Trung giảng viên dạy Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ngoài các ích lợi sức khỏe đã kể ở trên, thảo dược này có thể tốt cho sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Các nghiên cứu các các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mức độ chống oxy hóa cao trong dược liệu này có thể ngăn ngừa gan phì đại, lo lắng và thậm chí hỗ trợ giảm cân:

  • Bảo vệ gan: Dịch Chiết từ thảo quả có thể làm giảm men gan, triglyceride và cholesterol. Chúng có thể ngăn ngừa gan phì đại, giảm trọng lượng của gan và làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Giảm cân: Một nghiên cứu ở 80 phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thừa cân và béo phì đã tìm thấy mối liên hệ giữa thảo quả và giảm chỉ số vòng eo. Tuy nhiên, nghiên cứu chuột về giảm cân và thảo quả chưa tìm thấy kết quả này. thảo quả hỗ trợ giảm cân

Hơn nữa, lý giải tại sao thảo dược có thể giúp cải thiện sức khỏe gan, lo lắng và cân nặng vẫn chưa rõ ràng.

3. Công dụng của thảo quả

* Trong ẩm thực

Thảo dược này có vị cay nóng, làm tăng hương vị cho món ăn,  và được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực. Chủ yếu lấy hạt bên trong. Hạt có tác dụng làm tăng hương vị cho các món phở, cháo, giảm lượng caffeine trong các món đồ uống như trà, cà phê hoặc dùng để pha nước chấm.

Chữa được nhiều loại bệnh

*Trong y học cổ truyền,

Thảo dược này được sử dụng như một loại dược liệu giúp chữa trị các bệnh: đau bụng, tiêu chảy, sốt rét,… Sau đây là một số bài thuốc từ thảo quả các bạn có thể tham khảo:

Tinh dầu Thảo quả khi cất ra không có mùi đặc trưng nên ít có ý nghĩa sử dụng.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng vị thuốc thảo quả: 

1. Chữa trị Ấm bụng giảm đau: Dùng cho chứng hàn ở ngực bụng đau trướng.

Thảo quả (lùi chín) 6g, hậu phác ,hoắc hương  mới vị 12g, thanh bì, bán hạ khúc , thần khúc mỗi vị8g, đinh hương 4g, củ riềng 6g, cam thảo 4g, gừng và đại táo mỗi vị12g.

Sắc lấy nước uống.

2.Chữa Ấm tỳ, cắt cơn sốt rét:  Dùng uống 1 thang trong ngày:

+ Thang quả phụ: Thảo quả nhân 8g, phụ tử chế , sinh khương mỗi vị 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống.

+ Thảo quả nhân 20g. nghiền bột,cho vào tấm vải màn buột lại, một giờ trước khi lên cơn sốt rét, nút vào một bên lỗ mũi, nhằm cắt cơn sốt rét.

+ Thảo quả , hạt cau (binh lang) , thường sơn mỗi vị 6g, sắc uống.

+ Thường sơn ẩm: Thảo quả 12g, Thường sơn, hạt cau , bối mẫu , gừng tươi  mỗi vị 12g, đại táo, sắc Sắc lấy 600 ml, cô lại còn 200ml, chia uống trong ngày. Chữa sốt rét .

+ Chè thuốc thất bảo: Thường sơn , thảo quả , hậu phác , thanh bì , hạt cau , trần bì mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Sắc với rượu loãng khoảng 20o. nửa (tỉ lệ nước rượu 1:1) để uống chữa sốt rét thiên về đàm thấp Kiện tỳ, tiêu thực: Dùng cho chứng kém ăn bụng đau trướng, nôn oẹ.

+ Thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo, đồng lượng, tán bột. Ngày uống 2 lần, uống 6g/lần,

Hoặc chiêu bằng nước gừng. để chữa xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu.

+ Ngoài ra, thảo quả giã dập nát, ngậm nuôt nước để chữa hôi miệng.

Những lưu ý khi sử dụng thảo quả

Thảo dược này có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên cần lưu ý một số điều để việc sử dụng thảo quả hiệu quả hơn:

  • không nên dùng cho người bị bệnh âm huyết huyết hư.
  • Không được dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân bị sỏi thận.không nên dùng cho
  • Sử dụng trong thời gian dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Việc sử dụng Thảo quả trong gia vị thưc ăn và làm như bánh kẹo, Thảo quả  còn được chiết xuất tinh dầu dùng trong dược phẩm và trong công nghệ có khả năng trở nên phổ biến trong tương lai. Hiện tại chưa có liều khuyến cáo nếu sử dụng thực phẩm chức năng từ thảo quả .Nhưng vẫn cần được tư vấn và theo dõi bởi một chuyên gia y tế.

Các bạn nên chia sẻ thông tin giúp cho người thân và bạn bè gần xa biết về thảo dược này nhé./.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn tổng hợp bài DSCK1. NGuyễn Quốc Trung

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *