Cúm B lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch
Tin Tức

Cúm B là gì? Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Cúm B lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Trẻ em, người cao tuổi và người mắc bệnh nền có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, ngoài việc theo dõi triệu chứng và can thiệp kịp thời, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ nhiễm virus cúm B.

Cúm B lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch
Cúm B lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch

Thông tin về cúm B

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, cúm B do virus cúm B thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với khả năng lây lan nhanh giữa người với người. So với cúm A, virus cúm B ít biến đổi hơn, và hầu hết người mắc bệnh có thể tự phục hồi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc bệnh nền hoặc chưa tiêm phòng có nguy cơ nhiễm bệnh và gặp biến chứng nghiêm trọng hơn.

Virus cúm B chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp, trong một số trường hợp có thể tiến triển nặng, đe dọa tính mạng người bệnh.

Các triệu chứng của cúm B

Người nhiễm cúm B có thể gặp các triệu chứng ở đường hô hấp, hệ tiêu hóa và toàn cơ thể, cụ thể:

Triệu chứng tại đường hô hấp

    • Viêm họng, đau rát vùng họng
    • Ho khan hoặc ho có đờm
    • Hắt hơi liên tục
    • Nghẹt mũi, sổ mũi

Những dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Trường hợp triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt, người bệnh nên thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Triệu chứng tại hệ tiêu hóa

Virus cúm B có thể ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột, gây ra:

    • Chán ăn
    • Buồn nôn, nôn ói
    • Đau bụng
    • Tiêu chảy

Triệu chứng toàn thân

    • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
    • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
    • Ớn lạnh
    • Đau đầu, đau nhức cơ
    • Tứ chi yếu, giảm sức lực

Các biến chứng của cúm B

Cúm B không nên bị xem nhẹ, vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tai giữa,… Nếu nhiễm cúm nặng nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong.

Người cao tuổi mắc cúm B có nguy cơ cao mắc biến chứng nguy hiểm
Người cao tuổi mắc cúm B có nguy cơ cao mắc biến chứng nguy hiểm

Đặc biệt, theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, người cao tuổi từng mắc cúm có nguy cơ cao gặp biến chứng tim mạch, đột quỵ so với người bình thường.

Người bị cúm B cần đi khám khi nào?

Nếu sốt cao trên 39°C, không đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt, triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày hoặc tái phát, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đối với trẻ nhỏ, nếu có dấu hiệu sốt kèm mệt mỏi, bỏ ăn, tay chân lạnh, khó thở, thở gấp hoặc li bì, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay, không tự ý điều trị tại nhà.

Phương pháp điều trị cúm B

Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm B có thể tự khỏi khi kết hợp nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu cần dùng thuốc, người bệnh nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường bao gồm thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau.

Để phục hồi nhanh, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức và hạn chế ra ngoài. Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% giúp loại bỏ chất nhầy, giảm đau rát và viêm họng.

Do cúm B có thể gây mất nước do nôn ói, tiêu chảy, nên cần bổ sung đủ nước và điện giải. Về chế độ ăn, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, đồ hầm mềm. Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, người bệnh nên kiêng rượu, bia và các đồ uống có cồn.

Phương pháp phòng ngừa cúm B

Tiêm vắc xin cúm hằng năm theo khuyến cáo của Bộ Y tế là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay, vắc xin cúm tại Việt Nam có thể phòng hai chủng cúm A (H5N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Trẻ trên 6 tháng tuổi đủ điều kiện tiêm phòng cúm. Bạn nên tiêm vắc xin tại các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn.

Ngoài tiêm phòng, cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa như:

    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc nơi công cộng.
    • Giữ vệ sinh cơ thể, rửa mũi và họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
    • Hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mặc ấm khi trời lạnh.
    • Tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *