Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt dễ tái phát khi thời tiết chuyển mùa. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp hoặc chuyển sang mãn tính. Vậy vì sao bé bị viêm phế quản ho mãi không khỏi?

Tìm hiểu về viêm phế quản phổi
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm phế quản phổi là tình trạng viêm cấp tính ở đường hô hấp dưới (niêm mạc phế quản), gây rối loạn tiết dịch và phản ứng viêm tại chỗ. Nguyên nhân chủ yếu do virus, ngoài ra còn có thể do vi khuẩn, nấm hoặc dị ứng.
Vậy làm sao để nhận biết trẻ bị viêm phế quản?
Một số dấu hiệu đặc trưng gồm:
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Ho, thở khò khè (thường ho nhiều về đêm hoặc sáng)
- Sốt nhẹ đến sốt cao (38 – 39°C)
- Đau ngực (thường gặp ở trẻ lớn, đau sau cơn ho)
- Bú kém, đau mỏi người (ở trẻ đang bú mẹ)
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bệnh có thể diễn tiến nhanh và nặng nếu không điều trị kịp thời. Trường hợp bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, việc phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản mãi không khỏi
Nhiều phụ huynh băn khoăn vì sao bé bị viêm phế quản mãi không khỏi. Thực tế, tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chăm sóc chưa đúng cách, nhiễm trùng kéo dài, hệ miễn dịch yếu hoặc do biến chứng từ bệnh khác.

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, một số nguyên nhân thường gặp gồm:
- Hệ miễn dịch yếu: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị bệnh kéo dài hoặc tái phát.
- Nhiễm trùng kéo dài: Một số virus, vi khuẩn tồn tại lâu trong cơ thể khiến bệnh không khỏi dứt điểm.
- Chăm sóc sai cách: Môi trường sống ô nhiễm, dinh dưỡng kém hoặc lạm dụng thuốc là những yếu tố khiến bé lâu hồi phục.
- Biến chứng từ bệnh khác: Các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm mũi họng cũng có thể làm kéo dài viêm phế quản ở trẻ.
Thông thường, viêm phế quản phổi sẽ cải thiện sau 1–2 tuần. Nếu sau thời gian này trẻ vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho con để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Nhiều phụ huynh vô tình khiến bệnh của con nghiêm trọng hơn do những sai lầm phổ biến sau:
Tự ý dùng kháng sinh
Cha mẹ thường tự mua thuốc khi thấy con ho, sốt mà không đưa đi khám. Tuy nhiên, viêm phế quản thường do virus, nên dùng kháng sinh không hiệu quả và có thể gây hại.
Không đảm bảo môi trường sống sạch, ẩm hợp lý
Phòng quá khô hoặc bẩn khiến trẻ dễ tái phát bệnh. Nên duy trì nhiệt độ 26–28°C, vệ sinh nhà cửa thường xuyên và giữ độ ẩm phù hợp.
Chế độ ăn uống chưa phù hợp
Trẻ bị bệnh thường dễ mất nước, đờm đặc hơn nếu không được bổ sung đủ nước. Ngoài ra, kiêng khem quá mức cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng.
Chủ quan, không đưa trẻ đi khám sớm
Nhiều phụ huynh nghĩ đây là bệnh thông thường nên không thăm khám kịp thời. Hậu quả là bệnh tiến triển nặng, khó điều trị hơn.
Ủ bé quá kỹ, không cho tiếp xúc bên ngoài
Cho rằng không khí lạnh khiến bé bệnh nặng hơn, một số cha mẹ giữ bé trong phòng kín, ủ ấm quá mức. Điều này vô tình khiến môi trường dễ tích tụ vi khuẩn, gây hại thêm cho trẻ.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913