Tin Tức

Tính năng dược vật của thuốc y học cổ truyền – Một kho tàng vô giá của tự nhiên

Tính năng dược vật trong thuốc y học cổ truyền là một kho tàng vô giá của tự nhiên với hàng ngàn loại thảo dược và cây thuốc có khả năng chữa trị các bệnh lý khác nhau.

Hiểu rõ về tính năng dược vật của thuốc y học cổ truyền để đưa ra phương thuốc điều trị hiệu quả.

Tính năng dược vật của thuốc là tác dụng dược lý để điều hòa sự mất cân bằng về âm dương trong cơ thể. Tính năng của vị thuốc gồm có khí vị, thăng giáng, phù trầm và bổ tả. Qua bài viết sau của giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tính năng dược vật của thuốc Y học cổ truyền để đem lại hiệu quả điều trị tốt, hạn chế những tác hại không mong muốn.

1. Tứ khí

Gồm: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát). Những tính chất này là do phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc.

Hàn lương thuộc âm; nhiệt, ôn thuộc dương. Những thuốc hàn lương còn gọi là âm dược, có tác dụng thanh nhiệt hoả, giải độc, có tính trầm giáng chữa nhiệt chứng, dương chứng. Thuốc ôn nhiệt là dương dược có tác dụng ôn trung, tán hàn, thuốc có tính chất thăng phù dùng để chữa bệnh hàn chứng, âm chứng.

Ngoài ra còn có tính bình chỉ những loại thuốc không rõ rệt, tính chất hoà hoãn.

2. Ngũ vị

Có các vị thông qua vị giác cảm nhận được ta có: cay (tân), chua (toan), đắng (khổ) ngọt (cam), mặn (hàm) của vị thuốc. Ngoài ra còn có vị đạm không có vị rõ rệt, có tài liệu ghi là lục vị.

Vị cay (tân): Thường có tác dụng bổ, chữa hư chứng, hoà hoãn, giảm đau, giảm bớt độc tính của thuốc khác hay giảm độc cơ thể, điều hoà tính của các vị thuốc, ví dụ: Hoàng kỳ, Đảng sâm tác dụng bổ khí; Thục địa, Mạch môn tác dụng bổ âm; mạch nha có tác dụng giảm đau dạ dày.

Vị đắng (khổ): có tác dụng táo thấp, tả hạ, dùng điều trị các chứng thấp, nhiệt như: Hoàng liên: thanh nhiệt trừ thấp, chữa lỵ, tiêu chảy; Thương truật kiện kỳ táo thấp chữa tiêu chảy, nhiều đờm.

Sơn thù – vị thuốc có vị chua (toan)

Vị chua (toan): có tác dụng thu liễm, cố sáp, giảm đau dùng để chữa các chứng như: ra mồ hôi, tiêu chảy, di tinh. Ví dụ: Sơn thù liễm mồ hôi, cố tinh, sáp niệu; Kha tử chữa sa trực tràng, tiêu chảy lâu ngày; Ô mai chữa đau bụng do giun.

Vị mặn (hàm): đi xuống, có tác dụng làm mềm (nhuyễn kiên), thường dùng chữa các bệnh như: táo bón, lao hạch, viêm hạch; ví dụ: Mang tiêu (thành phần chính là Natrisulfat) có tác dụng tẩy, nhuận tràng,…

Vị đạm: Tác dụng thắng thấp, lợi niệu dùng chữa các chứng bệnh do thuỷ thấp gây ra (phũ thũng), như: Ý dĩ, Hoạt thạch,…có tác dụng lợi niệu.

Ngũ vị có mối quan hệ mật thiết với tứ khí, ngũ sắc, ngũ tạng, trên cơ sở này để xác định tác dụng, tìm và bào chế thuốc:

* Quan hệ giữa khí và vị

  • Khí và vị kết hợp với nhau thành tính năng của thuốc và không thể tách rời.
  • Một vị thuốc gòm có một khí nhưng cùng lúc kiêm nhiều vị, ví dụ Quế chi có tính ôn, vị ngọt, cay; Sinh địa tính lạnh, vị đắng, ngọt.
  • Khi sử dụng thuốc trên lâm sàng phải nắm rõ đồng thời khí và vị của thuốc.

* Quan hệ giữa ngũ sắc, ngũ vị và ngũ tạng

Theo chia sẻ của Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Dựa vào quan hệ này, người xưa đã tìm ra những vị thuốc, nhận xét sơ bộ về tác dụng lâm sàng:

– Vị đắng, sắc đỏ vào tạng tâm.

– Vị chua, sắc xanh quy vào can; vị ngọt, sắc vàng vào tỳ.

– Vị cay, sắc trắng vào phế; vị mặng sắc đen vào thận.

3. Thăng, giáng, phù, trầm

Thăng, giáng, phù, trầm là chỉ xu hướng tác dụng của các vị thuốc:

Thăng có nghĩa là đi lên. Giáng là đi xuống. Phù là phát tán ra ngoài. Trầm là thẩm lợi vào bên trong và xuống dưới.

Những vị thuốc có tính thăng, phù đều có xu hướng đi lên và ra ngoài thường có tác dụng: phát biểu, tán hàn, thăng dương,…

Các vị thuốc trầm và giáng thường đi xuống và vào trong, có tác dụng: giáng nghịch, tiềm dương, thu liễm, thẩm lợi, tả hạ.

Thăng, giáng, phù, trầm có mối quan hệ mật thiết với khí, vị và tỷ trọng (nặng, nhẹ) của thuốc. Khí, vị: vị cay, ngọt, tính ôn nhiệt thuộc dương thường là các vị thuốc có tính thăng, ví dụ như Quế chi, Gừng, Ma hoàng. Các thuốc có vị mặn, chua, đắng, tính hàn, lương thuộc âm thường là các thuốc trầm, giáng như Mang tiêu, Đại Hoàng,…

Ma hoàng – vị thuốc có tính thăng

Tỷ trọng: Các loại thuốc từ các loài hoa, lá là thường là những vị thuốc nhẹ, thuộc loại thăng phù, ví dụ như Bạc hà, Kinh giới, Lá sen; Các vị thuốc từ khoáng vật, quả, hạt có tỷ trọng nặng có tính trầm giáng như Mẫu lệ, Long cốt, Tô tử,…

Ngoài ra tính thăng, giáng, phù, trầm của các vị thuốc còn có thể thay đổi tuỳ theo cách bào chế và phối ngũ:

– Về bào chế vị thuốc, ví dụ: sao với rượu thì đi lên, sao với nước gừng thì phát tán, sao với giấm thì thu liễm, sao với muối thì đi xuống, Như Hương phụ vị đắng, cay, tính ôn là loại thuốc trầm giáng.

– Về phối ngũ: Thuốc thăng phù dùng với đa số vị thuốc trầm giáng sẽ đi xuống, vị thuốc trầm giáng ở cùng nhiều vị thuốc thăng phù có thể theo đó mà đi lên.

4. Bổ tả

Bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển giữa chính khí và tà khí. Vì vậy bệnh tật có 2 mặt: hư và thực, thể hiện giai đoạn mới phát hay lâu ngày của bệnh.

Nguyên tắc điều trị bệnh là: hư thì bổ, thực thì tả

Khi vận dụng thuốc để điều trị bệnh, trước hết phải nắm được khí, vị sau đó là phân loại thuốc bổ hay tả.

Trên thực tế lâm sàng, do tính chất phức tạp của bệnh tật, chứng hư và chứng thực lẫn lộn, hoặc bản chất là hư mắc thêm bệnh mới là thực thì khi dùng thuốc phải phối hợp bổ tả để chữa bệnh (công bổ kiêm trị).

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *