Tin Tức

Dược liệu dân gian – Cây mù u

Cây mù u thuộc họ măng cụt, cây mù u được trồng khá nhiều tại các tỉnh phía Nam. Ngoài công dụng dùng làm cảnh, cây mù u còn được sử dụng như một loại thuốc trị bệnh. Trong dân gian, cây mù u thường được dùng để trị đau răng hay các vấn đề có liên quan đến răng miệng.

Dược liệu dân gian – Cây mù u

Đặc điểm thực vật cây mù u

  • Về nguồn gốc: Cây mù u thuộc vào nhóm cây thân gỗ, họ cồng hay họ măng cụt. Vẫn chưa xác định rõ được loài thực vật này có nguồn gốc chính xác từ đâu tuy nhiên có thể tìm thấy cây mù u nhiều ở các khu vực biển phía nam của Malaysia, Ấn Độ và Australia. Tại các vùng nhiệt đới, đặc biệt khu vực Thái Bình Dương là nơi tập trung lượng lớn cây mù u. Theo cho biết của GV Cao đẳng Dược TPHCM: Ở Việt Nam, tại những vùng đồi núi thấp, khu vực miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, cây mù u phát triển rất nhiều.

Hình dạng thực vật cây mù u

  • Về hình thái: thân cây mù u là thân gỗ, chiều cao cây trung bình từ 20 – 25m. Thân cây phân thành nhiều tán nhỏ, cành tròn, mặt ngoài nhẵn có màu xanh lục. Khi cành già sẽ sần sùi và chuyển sang màu nâu. Lá cây mọc cân đối, chiều dài lá trung bình từ 10 – 17cm, bề ngang từ 5 – 8cm. Phiến lá cứng cáp, ở cả hai lá đều nhẵn, lá có màu xanh lục, hệ gân đối xứng. Hoa mù u mọc ra từ đầu cành, hoa mọc thành từng chùm. Hoa có 4 cánh, màu trắng, mùi thơm. Vào tháng 8 đến tháng 9 hàng năm là thời gian hoa nở rộ. Khi hoa tàn sẽ bắt đầu tạo quả. Quả mù u là dạng quả hạch, hình cầu, vỏ ngoài mỏng, lớp vỏ trong dày. Khi quả chín già, lớp vỏ sẽ cứng lên, hạt mù u có chứa dầu. Khoảng tháng 10 đến tháng 11 là mùa thích hợp để thu hoạch quả mù u.

Thành phần hóa học trong hạt và nhựa của cây mù u

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội: Quả mù u thường được thu hoạch để ép lấy tinh dầu. Ngoài ra phần nhựa cây cũng có thể được sử dụng làm thuốc. Nhựa cây mù u được thu hoạch quanh năm, sau đó làm khô rồi tán thành bột để bảo quản sử dụng.

Hạt mù u có chứa tinh dầu

Trong hạt mù u có từ 41- 51% tinh dầu và nhựa. Khi vừa ép xong, tinh dầu mù u sánh, màu xanh lục và vị hơi đắng. Khi loại bỏ phần nhựa, tinh dầu sẽ lỏng hơn và chuyển sang nâu vàng. Tinh dầu mù u chứa nhiều nhóm acid như acid linoleic, oleic, palmitic, stearic….

Đối với phần nhựa mù u được phân tách từ tinh dầu có màu nâu sẫm đặc trưng còn phần nhựa lấy từ thân cây hay được dùng làm thuốc có màu xanh lục hơi nhạt. Về độ tan: nhựa mù u tan trong một số chất dung môi hữu cơ như dầu, cồn, Benzen….

Công dụng điều trị bệnh của mù u

  • Hợp chất Calophyllolid có trong cây mù u có khả năng làm giảm phù nề
  • Tinh dầu mù u giúp làm lành nhanh vết thương
  • Các thành phần hóa học tìm thấy trong rễ mù u giúp hỗ trợ làm hạ huyết áp và thanh nhiệt cho cơ thể.
  • Tinh dầu mù u giúp trị ghẻ lở, bỏng và mụn nhọt.
  • Nhựa mù u trị mụn nhọt, chứng họng sưng gây khó nuốt. Ngoài ra, nhựa mù u kết hợp cùng các loại thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị chứng loét chân răng và cầm máu chân răng

Đặc biệt, nhiều cơ sở y tế hiện nay đã sử dụng những chế phẩm có chứa tinh dầu mù u vào phác đồ điều trị vết thương và điều trị bỏng. Loại tinh dầu mù u cho tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giúp làm sạch mủ và ngăn mùi hôi ở vết thương.

Những bài thuốc dân gian hay từ cây mù u 

Chữa loét chân răng: Dùng nhựa mù u trộn cùng bột đại hoàng sau đó bôi vào vị trí chân răng, bôi liên tục trong ngày.

Chữa ghẻ lở: Lấy tinh dầu từ hạt mù u pha cùng với vôi sau đó đun nóng. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị ghẻ lở 2 – 3 lần/ ngày đến khi khỏi bệnh.

Dầu mù u giúp trị mụn nhọt hiệu quả

Chữa chảy máu chân răng: Đem rễ mù u và rễ câu kỷ tử kết hợp cùng nhau theo tỷ lệ 1:1, sau đó sắc lấy nước, ngậm nước vừa sắc trong 2 – 3 phút.

Những lưu ý khi dùng mù u trị bệnh

– Tinh dầu và nhựa mù u có dược tính, dễ bị tương tác với các loại thuốc khác do đó cần thận trọng khi sử dụng

– Ester ethylic có trong dầu mù u hỗ trợ điều trị viêm thần kinh phong thấp. Không nên dùng quá liều, trong ngày chỉ nên dùng từ 5 – 20ml kể cả uống hay xoa bóp.

– Không dùng cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai

– Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không nên lạm dụng, sử dùng quá nhiều mù u sẽ gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin chung về cây mù u, công dụng, cách dùng và những lưu ý sử dụng mù u. Mong rằng những thông tin chia sẽ bên trên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ hữu ích để giúp các bạn có thể yên tâm sử dụng loại dược liệu này trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *