Tin Tức

Kẽm – nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ?

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ.

Kẽm – nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ?

Vai trò của kẽm đối với trẻ

Theo giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur kẽm có các vai trò như:

– Tham gia tổng hợp một số chất quan trọng cho cơ thể như protein do thành phần của các enzym có kẽm giúp cho trẻ cao lớn, cứng cáp hơn.

– Các lympho T và lympho B cần có kẽm để kích thích và biệt hóa nên hệ miễn dịch sẽ được tăng cường khi cung cấp đủ kẽm cho cơ thể. Khi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, …hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt bé ít bị ốm hơn.

– Các tế bào vị giác và khứu giác nhờ có kẽm để duy trì, bảo vệ và tăng nhạy cảm nên giúp cho trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn ngăn tình trạng biếng ăn ở trẻ.

– Kẽm giúp cho hoạt động dẫn truyền thần kinh hiệu quả hơn, các tuyến nội tiết được điều hòa giúp trẻ thích nghi phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài.

– Kẽm giúp hệ thần kinh trẻ ổn định, trẻ ít cáu gắt hơn nhờ quá trình đưa calci vào não.

– Kẽm còn giúp cho các cơ quan khác trong cơ thể được khỏe hơn như lông, tóc, móng.

Nhu cầu kẽm của trẻ em

Nhu cầu của kẽm sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và quá trình phát triển của trẻ. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới lượng kẽm cần thiết cho trẻ như sau:

– Từ 0 – 6 tháng tuổi: ngày 2mg
– Từ 7 tháng – 3 tuổi: ngày 3mg
– Từ 4 – 8 tuổi: ngày 5mg
– Từ 9 – 13 tuổi: ngày 8mg
– Từ 14 tuổi trở lên : 9mg/ ngày với bé gái: 11 mg / ngày với bé trai.

Các triệu chứng của thiếu kẽm

Các triệu chứng thường gặp:

  • Chán ăn.
  • Phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn
  • Chức năng hệ miễn dịch kém

Các triệu chứng nguy hiểm của thiếu kẽm:

  • Chậm trưởng thành giới tính.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Tổn thương mắt và da.
  • Vận động chậm hơn bình thường.
  • Rụng tóc.
  • Vết thương kém lành.
  • Bất thường khứu giác và/ hoặc vị giác.
  • Khó tập trung.

Triệu chứng thừa kẽm

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy.
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ăn mất ngon.

Chẩn đoán thiếu kẽm

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ do thiếu kẽm cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm lượng kẽm trong máu. Nếu thấp hơn 70 µg / dl kết luận trẻ bị thiếu kẽm và cần bổ sung kịp thời.

Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ từ thức ăn

Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ từ thức ăn

– Trẻ dưới 6 tháng nên được bú mẹ hoàn toàn, thành phần kẽm có trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn kẽm trong sữa bò. Vì vậy các bà mẹ sau sinh cần có chế độ ăn đa dạng giàu các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số loại thực phẩm nhiều kẽm các mẹ nên ăn như tôm, cua, cá, thịt, trứng, các hạt,… Khi sử dụng kẽm mẹ nên ăn kèm các loại quả chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, quýt… vì vitamin C sẽ giúp kẽm được hấp thu tốt hơn.

– Khi trẻ đủ 6 tháng bước vào giai đoạn ăn dặm thì bố mẹ cần lựa chọn thức ăn đa dạng để bổ sung đủ kẽm cũng như các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Các loại thực phẩm giàu kẽm bố mẹ có thể sử dụng cho bé:

– Các loại hạt như hạt chia, hạt vừng,đậu phộng, óc chó,… rất giàu kẽm bố mẹ nên cho bé ăn trong các bữa phụ.

– Các loại thịt, các loại đậu và đặc biệt là hải sản như hàu là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời cho trẻ.

– Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa ít béo hoặc cái loại ngũ cốc như yến mạch cũng chứa rất nhiều kẽm.

Trường hợp trẻ thiếu kẽm ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu kẽm thì phải bổ sung kẽm qua các loại thuốc cho trẻ.

Hướng dẫn sử dụng kẽm cho trẻ bằng thuốc

Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau quá trình thăm khám và xét nghiệm lượng kẽm trong máu của trẻ.

– Thường bổ sung liều 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố/kg/ngày.

– Sắt và calci sẽ làm giảm hấp thu kẽm nên không sử dụng cùng lúc và cách tối thiểu ít nhất 2h đồng hồ. Thời điểm uống kẽm tốt nhất là sau ăn sáng 30 phút.

– Mỗi đợt bổ sung kẽm thường kéo dài 2-3 tháng.

– Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy thì cần phải bổ sung kẽm liều cao hơn. 10mg/ngày với trẻ dưới 6 tháng tuổi và 20mg/ ngày với trẻ từ 6 tháng trở lên và dùng liên tục trong 14 ngày. Việc sử dụng kẽm khi bị tiêu chảy giúp niêm mạc ruột nhanh hồi phục, giảm số lần bị bệnh, bệnh nhanh lành hơn.

Hiện nay có rất nhiều dạng bào chế sử dụng cho trẻ như dung dịch, cốm, viên nén, …. Bố mẹ nên lựa chọn chế phẩm phù hợp cho con mình cùng với ý kiến của bác sĩ chuyên gia.

Tóm lại, theo giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM kẽm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ để bổ sung kịp thời.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *