Hầu hết các loại thuốc Tây đều có cách phát âm gần giống nhau. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn sinh viên Dược làm sao để học tên thuốc tây nhanh nhất?
- Những lý do khiến nhà thuốc kinh doanh dễ thất bại
- Những tuyệt chiêu xin việc dành cho sinh viên Điều dưỡng mới ra trường
- Tìm hiểu hồ sơ thẩm định nhà thuốc GPP gồm những giấy tờ gì?
Hướng dẫn sinh viên Dược làm sao để học tên thuốc tây nhanh nhất?
Các loại thuốc có phát âm gần giống nhau
Theo định nghĩa WHO, Thuốc giống nhau (gọi ngắn LASA) là thuốc có tên biệt dược hoặc tên hoạt chất phát âm tương tự nhau (đồng âm) nên trong quá trình lưu thông, bảo quản, sử dụng dễ bị nhầm lẫn nên đã để lại nhiều hệ lụy, thậm chí có thể gây tử vong cho người sử dụng. Nguyên nhân là do lỗi nhận thức bằng thị giác, thính giác, lỗi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn hoặc do lỗi nhập dữ liệu vào máy tính.
Dược sĩ mới vào nghề hay có thâm niên lâu năm cần chú ý đến các loại thuốc có phát âm gần giống nhau, ví dụ như:
- Ergotamin/Ergometrin
- Avelox/Levonox (Lovenox)
- Ikaran/Tanakan
- Spartein/Sparmaverin
Ngoài các loại thuốc trên thì trong quá trình học, sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn cập nhật thêm các loại thuốc dễ bị nhầm lẫn như: Cenzitax/Cezirnate, Prospan/Proscar,…. Đây đều là các loại thuốc có phát âm gần giống nhau nên các Dược sĩ cần hết sức lưu ý để kê đơn và tư vấn người bệnh dùng đúng thuốc, chữa trị đúng căn bệnh.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2021
Hướng dẫn sinh viên Dược làm sao để học tên thuốc tây nhanh nhất?
Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số cách giúp bạn dễ nhớ được tên thuốc như sau:
- Sử dụng một số kỹ thuật mới như: Đối chiếu sử dụng thuốc (Medication Reconciliation), hay hệ thống ra y lệnh điện tử (Computerized Physician Order Entry hay CPOE)
- Sắp xếp các nhóm thuốc cần đặt tại vị trí riêng biệt, không theo thứ tự chữ cái, như theo số kệ, hoặc trong các thiết bị pha chế tự động. Sử dụng các kỹ thuật như in đậm và khác biệt màu sắc chữ để giảm sự nhầm lẫn khi sử dụng.
- Sắp xếp thuốc LASA vào các tủ, kệ, khay chứa thuốc khác nhau. Các thuốc cấp phát lẻ đã bóc khỏi hộp thuốc phải để vào khay riêng hoặc phải tách riêng ra bằng vách ngăn nếu đựng trong cùng một khay thuốc. Dán nhãn bên ngoài các tủ, kệ, khay chứa thuốc và dán ở vị trí dễ thấy.
- Khi nhập và cấp phát thuốc cần đọc kỹ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Nếu các thông tin này chưa rõ, không được suy diễn mà phải xác nhận lại với người ghi thông tin trước để kiểm tra tính chính xác.
- Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế hoặc đường dùng. Không nên nhận diện thuốc dựa vào hình dạng bao bì và vị trí đặt để thuốc.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp các Dược sĩ có thể nhớ tên thuốc một cách hiệu quả.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913