Tin Tức

Tìm hiểu về công dụng đa năng của dược thảo Mật nhân

Cây mật nhân được phát triển tương đối mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Dược liệu mật nhân từ rất lâu đã nổi tiếng với nhiều công dụng bổ trợ cho sức khỏe. Mật nhân không chỉ được sử dụng phổ biến trong Đông Y mà trong cả y học hiện đại.

Lá mật nhân sắp xếp thành 2 hàng đối xứng nhau

1. Đặc điểm thực vật cây mật nhân

Cây mật nhân có tên khoa học Eurycoma Longifolia, thuộc họ Simaroubaceae. Đây là loài cây bản địa thường mọc tại khu vực Đông Nam Á. Cây mật nhân mọc tập trung chủ yếu tại các nước như Malaysia, Indonesia và Việt Nam,..

Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Dược Hà Nội: Thân cây mật nhân cao từ 15 – 20 m, thân có lớp lông bao bọc bên ngoài. Lá mật nhân thuộc dạng lá kép, lá có hình gần giống hình lông chim. Trên mỗi lá kép có khoảng 10 lá nhỏ, lá sắp xếp thành 2 hàng đối xứng nhau. Lá mật nhân có kích thước nhỏ, khá cứng, mặt lá phía trên màu xanh nhạt, mặt dưới có màu xanh đậm hơn.

Hoa mật nhân mọc thành từng cụm, hoa có màu đỏ tươi. Mỗi bông hoa có từ 5 đến 6 cánh hoa. Quả mật nhân có hình trứng nhưng hơi dẹt, rãnh quả rộng từ 1 – 2 cm. Khi chín, quả có màu nâu đỏ và bên trong luôn chứa 1 hạt.

Rễ cây mật nhân thuộc dạng rễ cọc có màu vàng nhạt. Rễ cũng chính là bộ phận được sử dụng để chế biến thành thuốc.

2. Công dụng dược lý của cây mật nhân

– Giúp cải thiện sinh lý nam giới

Hoạt chất E. longifolia có trong cây mật nhân giúp kích thích lưu thông khí huyết và hỗ trợ tăng cường khả năng sản sinh hormon testosterone. Khi nồng độ testosterone tăng lên thì chất lượng tinh trùng sẽ được cải thiện đáng kể.

– Làm giảm căng thẳng

Dược liệu mật nhân có tính mát, hỗ trợ làm giảm căng thẳng. Thành phần của cây mật nhân có chứa một lượng lớn hoạt chất anxiolytic giúp thư giãn tinh thần và làm giảm tình trạng lo âu, căng thẳng.

– Phòng ngừa bệnh ung thư

Rễ cây mật nhân được sử dụng để phòng ngừa bệnh ung thư phổi, bệnh ung thư cổ tử cung… Trong cây mật nhân có chứa hơn 60 nhóm hợp chất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, giúp ngăn chặn sự hoạt động của các gốc tự do, đặc biệt có ích trong việc phòng ngừa ung thư.

Rễ cây mật nhân là thành phần được sử dụng để làm thuốc

– Hỗ trợ chữa bệnh xơ gan

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Lá và thân cây mật nhân có chứa hợp chất acetone khả năng kháng khuẩn. Hợp chất này rất cần thiết trong việc hỗ trợ chữa bệnh xơ gan, viêm loét dạ dày…

Ngoài những công dụng đã kể trên thì những sản phẩm chiết xuất từ cây mật nhân còn có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe như: giúp ổn định, điều hòa kinh nguyệt, làm giảm đau bụng kinh, chữa rối loạn tiêu hóa, trị ghẻ lở, ngứa rát tay chân, kích thích ăn uống, chữa đau nhức xương khớp, giải độc, giải rượu…

3. Những dạng bào chế của dược liệu mật nhân

Dược liệu mật nhân được bào chế thành nhiều dạng khác nhau để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khác nhau.

– Dạng viên nén, viên nang: chủ yếu gặp trong thuốc tây y.

– Dạng bột: dùng rễ cây mật nhân đem rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột.

– Sắc lấy nước thuốc: rễ mật nhân đem phơi khô cắt thành khúc nhỏ. Sắc cùng nước và uống như uống nước trà.

– Dạng cao: rễ cây mật nhân đem thái thành sợi nhỏ, nghiền thành bột, trộn cùng mật ong và đun nóng ở 55 oC. Cao thu được để nguội và bảo quản ở nhiệt độ lạnh để dùng dần.

– Ngâm với sáp ong: cây mật nhân đem ngâm cùng sáp ong từ 3 – 4 ngày.

– Ngâm rượu: rễ cây mật nhân đem phơi khô ngâm cùng rượu, ngâm từ 1 tháng trở lên.

Mật nhân được bào chế thành nhiều dạng khác nhau

4. Dược liệu mật nhân và những điều cần lưu ý khi sử dụng

– Đối tượng không nên sử dụng dược liệu mật nhân

Mật nhân có khả năng thúc đẩy hoạt động của hormon testosterone do đó không thích hợp để dùng cho người bị bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường hay các bệnh lý có liên quan đến thận,… Thành phần kích thích sản sinh testosteron trong mật nhân sẽ dễ ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi của bệnh.

Không nên áp dụng các bài thuốc chữa bệnh có chứa mật nhân đối với các đối tượng như: người đăng gặp vấn đề liên quan đến chứa năng nội tạng, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú, trẻ em dưới 9 tuổi, người bị dị ứng với các thành phần có trong mật nhân.

– Tác dụng phụ gặp phải khi lạm dụng dùng quá liều dược liệu mật nhân

Nếu lạm dụng sử dụng quá liều dược liệu mật nhân sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: cơ thể bị nôn nao, chóng mặt, da bị mẫn ngứa, phù nề, đột ngột giảm đường huyết, bị nôn ói do không thể hấp thu dưỡng chất trong mật nhân.

Cần lưu ý rằng, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ và cần tham khảo ý kiến, sự tư vấn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về liều lượng cũng như cách sử dụng đúng để đem lại hiệu quả và tránh được tác dụng phụ nếu muốn sử dụng dược liệu mật nhân để điều trị bệnh.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *