Tin Tức Trung Cấp Y Dược TPHCM

Nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền có thể bạn chưa biết

Phương pháp chữa bệnh trong y học cổ truyền có thể có lợi cho một số bệnh tật nhưng cũng có thể gây nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn nên tìm kiếm ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn.

Nắm rõ các nguyên tắc điều trị để lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp cho bệnh nhân

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Về nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền xưa và nay đều nhất quán trên tinh thần cơ bản của phép biện chứng, điều chỉnh chỉnh thể, vận dụng triệt để những quy luật của các phạm trù âm dương, thuộc tính ngũ hành, vận dụng nguyên tắc bổ tả gián tiếp, kết hợp biểu lý với tạng phủ. Việc nắm rõ những nguyên tắc trên sẽ giúp người thầy thuốc để đưa ra những chỉ định chính xác và phù hợp nhất cho bệnh nhân. Qua bài viết sau, hãy cùng giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu rõ hơn về những nguyên tắc và phương pháp điều trị bệnh theo Y học cổ truyền.

I. NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH

1. Chữa bệnh phải theo biện chứng

Dựa theo triệu chứng đã khai thác qua tứ chẩn phân tích xem các triệu chứng ấy do nguyên nhân nào, thuộc phủ tạng nào theo bát cương để sử dụng thuốc hay không dùng thuốc cho phù hợp.

2. Chữa bệnh phải chú ý gốc, ngọn, hoãn, cấp

Gốc của bệnh là nguyên nhân, bệnh chính, triệu chứng chính, chính khí cơ thể, bệnh thuộc tạng phủ.

Ngọn của bệnh là triệu chứng phụ, bệnh mới mắc trên bệnh mạn, bệnh thuộc biểu.

Cấp thì trị ngọn (cấp trị tiêu) để chỉ những chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh phải được cấp cứu kịp thời. Ví dụ: Bệnh hen phế quản khi đang lên cơn hen phải cắt cơn hen trước.

Hoãn thì trị gốc (hoãn trị bản): đối với bệnh mãn tính lúc chưa phát bệnh thì phải chữa vào gốc bệnh. Ví dụ khi không có cơn hen thì phải chữa vào thận để bệnh nhân khỏi tái phát, vì bệnh hen là do thận hư không nạp phế khí.

Không hoãn, không cấp thì chữa cả tiêu lẫn bản.

3. Chữa bệnh chú ý chính khí và tà khí

Bệnh xảy ra do chính khí hư và tà khí thực, hư thì bổ mà thực thì tả. Quá trình diễn biến của bệnh tật là sự đấu tranh giữa chính khí và tà khí, phải vừa bổ để nâng cao chính khí và vừa tả đề trừ tà khí.

Ví dụ: Người bẩm tố là dương hư khi gặp lạnh bị cảm mạo phong hàn, thì phải bổ dương khí và phát tán phong hàn.

4. Chữa bệnh chú ý hàn và nhiệt

Bệnh hàn thì phải dùng phép ôn ấm, bệnh nhiệt thì phải dùng phép thanh.

5. Chữa bệnh chú ý nhân thời, nhân địa, nhân trị

Chữa bệnh phải quan tâm tới mùa, thời tiết, nơi ở, tập quán, hoàn cành gia đình, lứa tuổi, giới.

Một số phương pháp chữa bệnh bằng YHCT

II. PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH

1. Hãn pháp

Định nghĩa: là phương pháp làm ra mồ hôi mục đích đuổi tà khí ra ngoài bằng đường mồ hôi, chỉ định dùng trong các bệnh ở biểu, khi nguyên nhân gây bệnh còn ở nông (da, cơ, xương, khớp, kinh lạc).

2. Thổ pháp

Định nghĩa: là phương pháp gây nôn để đuổi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài bằng đường nôn.

3. Hạ pháp

Định nghĩa: là phương pháp gây đại tiện để tống các chất ứ đọng trong ruột ra ngoài. Có 2 phương pháp: tuấn hạ gây đại tiện mạch chủ yếu dùng cho ngộ độc các chất, ngộ độc đường dưới hoặc tiết nhiệt, nhuận hạ gây dễ đại tiện chủ yếu dùng trong táo bón lâu ngày.

– Không dùng kéo dài, phụ nữ có thai, bệnh nhân tiêu chảy

4. Hòa pháp

Định nghĩa: là phương pháp dùng các thuốc hàn lương, ôn nhiệt, tân tấn, bổ phối hợp vói sau nhằm sơ thông biểu lý, hòa giải hàn nhiệt, điều lý tạng phủ.Dùng cho các chứng bệnh: bán biểu bán lý , bệnh do mất điều hòa khí huyết của các tạng phủ.

5. Ôn pháp

Định nghĩa: ôn pháp là dùng các thuốc ấm và nóng tạo thành bài thuốc để

6. Thanh pháp

Định nghĩa: là phương pháp làm mát, giữ tân dịch để chữa chứng nhiệt trong cơ thể.

7. Phép tiêu

Định nghĩa: là phương pháp làm mất đi các ứ đọng của các chất trong cơ thể.

8. Bổ pháp

Định nghĩa: là phương pháp tăng thêm chính khí để điều trị chính khí suy giảm. Bổ pháp gồm 4 loại là: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết

Các phương pháp:

– Bổ âm là làm tăng thêm phần âm để điều trị âm hư.

– Bổ dương là làm tăng thêm phần dương để điều trị dương hư.

– Bổ khí là làm tăng thêm phần khí của cơ thể để điều trị khí hư.

– Bổ huyết là làm tăng thêm phần huyết của cơ thể để điều trị huyết hư

Chú ý: Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyến cáo phải có chứng hư mới được dùng phép bổ, muốn tăng tác dụng bổ khí thì nên dùng thuốc bổ huyết, muốn tăng thêm tác dụng bổ âm thì nên dùng thuốc bổ dương và ngược lại.

Chữa bệnh bằng phương pháp xông hơi

III. CÁC PHUƠNG PHÁP DÙNG THUỐC BÊN NGOÀI

1. Xông

Định nghĩa: Xông là dùng hơi vị thuốc nấu với nước hoặc khói của vị thuốc để xông toàn cơ thể ở nơi có bệnh.

Ví dụ: dùng khói thương truật xông nơi bi chàm tiếp xúc. Dùng các là có tinh dầu (lá bưởi, lá chanh, lá sả..) nấu với nước sôi xông toàn thân cho ra mồ hôi.

2. Tắm ngâm

Nấu thuốc với nước rồi tắm ngâm, thường dùng để chữa các bệnh ngoài da.

3. Bôi, đắp, chườm

Dùng những vị thuốc có tinh dầu, các thuốc lá phơi khô tán nhỏ, sao với rượu để bôi, đắp, chườm.

4. Dán

Các thuốc nấu thành cao chế với dầu vừng sáp ong làm cao dán chữa mụn nhọt, đau nhức gân xương,…

5. Ngậm súc

Dùng các thuốc pha với nước, với rượu ngâm khi đau răng, đau họng, loét miệng.

6. Thổi mũi

Lấy bột thuốc hay khói thuốc thổi vào lỗ mũi chữa bệnh tại chỗ, hôn mê, ngất như khói quả bồ kết thổi vào mũi chữa ngất, hôn mê.

7. Rượu thuốc

Dùng rượu thuốc xoa bóp vào chỗ sưng đau, nhức do ngã, viêm khớp…..

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *