Tin Tức

Vòi voi: loài cỏ hoang chữa đau xương khớp, bệnh ngoài da

Trong y học dân gian, cây Vòi voi có công dụng rất đa dạng và phong phú giúp chữa giảm đau, sưng viêm, giải độc thanh nhiệt,.. và chữa trị một số bệnh về xương khớp… rất hiệu quả.

Cây Vòi voi – cây cỏ dại có khắp nơi trong nước ta

Cây Vòi voi là một cây cỏ dại có khắp nơi trong nước ta, trong y học dân gian cây công dụng rất đa dạng và phong phú giúp chữa giảm đau, sưng viêm, giải độc thanh nhiệt,.. và chữa trị một số bệnh về xương khớp… Tuy nhiên nó có độc tính nhẹ và có thể dẫn đến những tác hại nếu dùng quá liều hoặc không đúng cách.

Hãy cùng Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Dược Hà Nội tìm hiểu về cây cỏ này qua bài viết sau.

1. Giới thiệu cây thuốc

  • Tên khác: Cây Dền voi, Nam độc hoạt. Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đao.
  • Tên khoa học: Heliotropium indicum L- Boraginaceae. họ Vòi voi.

1.1. Mô tả thực vật:

Là loại cỏ cao mọc hoang cao từ 25 – 40cm, thân khỏe, cứng, mang nhiều cành. có nhiều lông nhám.

Lá có hình trứng dài hơi nhăn nheo, sần sùi, lá đều có lông cả 2 mặt, mép lá có răng cưa không đều.

Hoa mọc thành cụm có màu tím hay trắng, mọc xếp liền nhau thành hai hàng dài. không cuống, có hình dạng giống vòi của con voi nên có tên gọi Vòi voi.

Quả hạch gồm có 4 hạch nhỏ, dính vào nhau trên đỉnh, khi chín thì tách ra.

1.2. Phân bố và thu hái cây Vòi voi

Cây có xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Cây thường mọc hoang có rất nhiều tại các nước nhiệt đới, ở Đông Nam Á như Philipine, Indonesia ,Việt Nam, …

Ở nước ta, cây mọc hoang ở hầu hết mọi nơi, trừ vùng núi cao. Đây là một loài thực vật ưa sáng, thường mọc hoang trên các bãi đất ẩm, nương rẫy, vườn, đất bỏ hoang, … mọc từ hạt vào tháng 4 – 5 hàng năm.

Cây sinh trưởng tốt trong mùa hè. giữa mùa thu. Cây ra hoa quả nhiều và tàn lụi
Cây được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất thường thu hoạch vào mùa hè và mùa thu.

2. Bộ phận dùng

Dùng cả cây, dùng tươi hay phơi khô.

Bộ phận dùng và hoa vòi voi có màu trắng hoặc màu tím

3. Thành phần hóa học

Vòi voi toàn cây nó đều có chứa các chất như indicin, indicinin, acetylindicin, …

Cụm hoa và lá của cây chứa homospermidin, spermin, putrescin, …

Các alkaloid có nhân pyrolizidin trong cây có độc trên động vật, gia súc, trên người. Và có độc tính cao tại gan rõ rệt,… Tuy nhiên độc tính của không tác động ngay lập tức tới cơ thể mà nó âm ỉ, kéo dài lâu năm nên rất khó phát hiện. Cho nên:

Tổ chức y tế thế giới WHO đã khuyến cáo không nên dùng cây vòi voi để làm thuốc uống bởi có thể gây độc cho gan, xuất huyết thậm chí có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Bộ Y tế Việt Nam năm 1985 đã có chỉ thị người dân và các bệnh viện cần thận trọng khi sử dụng vòi voi.

Chỉ nên dùng ngoài khi bôi trên vết thương, cây có tác dụng tốt trong giai đoạn tái tạo làm lành vết thương, chống viêm.

4. Tác dụng – công dụng

* Theo y học cổ truyền: Cây có vị đắng nhạt, hơi cay, mùi hăng, tính mát.

Có tác dụng trừ phong thấp, tiêu viêm. thanh nhiệt, thông huyết, được dùng để chữa trị các bệnh sau:

– Chữa trị bệnh phong tế thấp, đau nhức xương khớp.

– Chữa trị mụn nhọt.

– Chữa trị viêm da cơ địa.

Theo cho biết của Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Vòi voi được dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, sưng khớp, viêm họng, nhọt sưng tấy, … với liều : 15 – 30g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. hoặc thuốc đắp ngoài da.

Vì cây có độc tính với gan, và theo cảnh báo của Bộ y tế nên hạn chế dùng uống để chữa bệnh. Cần thận trọng Ở phụ nữ có thai, nó có thể gây sảy thai.và chỉ nên dùng ngoài, đắp ngoài da chữa mụn nhọt, viêm hạch, bong gân, tụ máu…

Vòi voi có thể gây độc trên gan

* Theo y học hiện đại:

– Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong cây như lycopsamine, Helindicin, … có hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa.

– Từ nước chiết xuất của lá có công dụng giúp bảo vệ dạ dày, ruột, lành các tổn thương viêm, loét. Trong một nghiên cứu trên chuột. Tác dụng này có thể do thành phần alkaloid, tanin, và saponin của nó.

– Để chứng minh tác dụng chữa lành vết thương của cây,kết quả được nghiên cứu trên chuột tạo vết thương trên da. cho thấy từ chiết xuất cây giúp kháng viêm, tăng sinh mô hạt, mau lành vết thương, và cả vết thương bị nhiễm trùng.

– Từ độc tính của cây, trong nghiên cứu từ chiết xuất của nó, có thể diệt ấu trùng muỗi Anopheles stephensi, Culex quinquefasciatus và Aedes aegypti.

5. Một số bài thuốc có Vòi voi

1. Chữa trị sai khớp, bong gân, sau khi đã chỉnh hình các khớp

Lá và hoa Vòi voi 30g, tỏi 1 củ, muối ăn 10g. Đem giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy, băng chặt lại.

2. Chữa trị phong thấp, nhức mỏi, tê, sưng đau khớp, bán thân bất toại

Vòi voi khô 300 gam, rễ nhàu rừng 20g, củ bồ bồ 150g, cỏ mực 100g.

Đem tán nhuyễn các vị thuốc sau đó vo viên to bằng hạt tiêu, uống 20 – 30 viên/lần, 2 – 3 lần/ ngày.

3. Chữa trị vết thương phần mềm

Vòi voi 50g, Tô mộc 20g, Sài đất 200g, Đem sắc nước, ngâm rửa bên ngoài.

4. Chữa Viêm phổi, mủ màng phổi

Cây Vòi voi tươi 60g, đun sôi trong nước, uống chung với mật ong.

Hoặc giã 50g – 100g cây tươi, lấy dịch và uống với mật.

5. Chữa Giảm sưng amydal

Lá Vòi voi tươi, đem nghiền ra, lấy dịch súc miệng.

6. Chữa viêm xoang

Dùng 10 nhánh vòi voi và 5 – 6 nhánh Cây ngũ sắc tươi.

Đem rửa sạch, rồi giã nhuyễn, chắt nước rồi nhỏ vào mũi xoang bị viêm.

Cây Vòi voi – loài cỏ hoang chữa bệnh ngoài da hiệu quả

7. Chữa viêm da cơ địa

Vòi voi tưới , rửa sạch ngâm vào nước muối loãng trong 15 phút, sau đó để ráo nước, cắt khúc nhỏ rồi cho vào cối giã hoặc xay nhuyễn. Dùng đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch da bằng nước ấm, làm mỗi ngày 1 lần liền trong 2 – 3 tuần.

6. Lưu ý khi sử dụng cây vòi voi

– Loại vòi voi chứa chất ancaloid có nhân pyrolizidinn trong cây có độc trên động vật, gia súc, trên người. Và có độc tính cao tại gan rõ rệt,… Tuy nhiên độc tính của không tác động ngay lập tức tới cơ thể mà nó âm ỉ, kéo dài lâu năm nên rất khó phát hiện. Cho nên:

+ Tổ chức y tế thế giới WHO đã khuyến cáo không nên dùng cây vòi voi để làm thuốc uống bởi có thể gây độc cho gan, xuất huyết thậm chí có thể gây ung thư cho người sử dụng.

+Bộ Y tế Việt Nam 1985 cũng đã có Chỉ thị người dân và các bệnh viện cần thận trọng khi sử dụng vòi voi.

Có khuyến cáo hết sức thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh, Khi có kết quả nên ngừng ngay. Không được dùng tiếp, lâu dài. Chú ý người già yếu không được dùng.

– Người bệnh không nên tự ý sử dụng bài thuốc có vòi voi tại nhà trước khi có chỉ định từ các thầy thuốc có chuyên môn.

– Phụ nữ có thai, người có bệnh về gân không nên dùng.

– Không dùng sắc uống, chỉ nên dùng dưới dạng cây tươi để đắp ngoài da.

Vòi voi là một cây dược liệu mọc hoang thường gặp. Trong y học cổ truyền, cây có công dụng rất đa dạng và phong phú giúp chữa giảm đau, sưng viêm, giải độc thanh nhiệt,.. và chữa trị một số bệnh về xương khớp… Tuy nhiên nó có độc tính nhẹ và có thể dẫn đến những tác hại nếu dùng quá liều hoặc không đúng cách..có khả năng gây ức chế, hủy hoại tế bào gan. nên có thể gây độc trên gan, cũng như gây sảy thai, Vì thế, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng,để tránh tác dụng không mong muốn có thể xảy ra./.

Theo DsCKI. Nguyễn Quốc Trung – caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *