Kỳ Thi THPT Quốc Gia

10 cách mở bài nghị luận văn học hay nhất cho bài thi THPT quốc gia

Có rất nhiều cách mở bài cho bài nghị luận văn học, sau đây Cao đẳng Y Dược TPHCM xin giới thiệu 10 cách mở bài nghị luận văn học hay nhất cho thí sinh ôn thi THPT quốc gia.

10 cách mở bài nghị luận văn học hay nhất cho bài thi THPT quốc gia

10 cách mở bài nghị luận văn học hay nhất cho bài thi THPT quốc gia

Môn Ngữ văn là một trong những môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp THPT. Đối với phần nghị luận văn học, để bài văn gây ấn tượng tốt với người chấm bài thì ngay từ mở bài thí sinh phải biết cách gây ấn tượng.

Sau đây Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin chia sẻ với thí sinh 10 cách mở bài nghị luận văn học hay nhất cho bài thi THPT quốc gia.

Cách 1: Nêu phản đề

Đây là một cách mở bài rất hay. Nêu phản đề có nghĩa là thí sinh tạo tình huống đối lập, tương phản, ngược với vấn đề nêu ra trong đề bài. Cách mở bài này thường gây ấn tượng hơn là cách giới thiệu trực tiếp. Đồng thời cách mở bài này cũng tạo cho người đọc cảm giác thích thú, lôi cuốn.

Cách 2: So sánh.

So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau, cách này có tác dụng là giúp cho người đọc dễ thấy rõ bản chất của vấn đề đang nói trong tương quan với đối tượng khác. Cách mở bài này không khó vì vấn đề của nghị luận văn học cấp Trung học phổ thông thường là trung tâm của đời sống văn học – tác phẩm.

Mở bài bằng cách so sánh gây thiện cảm với người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.

Theo kinh nghiệm của bạn Thu Trang, sinh viên năm nhất Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, có nhiều cách để mở bài theo dạng so sánh. Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

Cách 3: Mở bài đi từ đề tài.

Mỗi tác phẩm văn học đều thuộc một đề tài nào đó, hiểu rõ được điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch. Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài. Mở bài đi từ đề tài cũng là một trong những cách mở bài bạn có thể áp dụng cho bài văn nghị luận trong kỳ thi THPT quốc gia.

Cách 4: Đi từ chủ đề.

Đây là một trong những cách mở bài nghị luận văn học được nhiều học sinh áp dụng. Mỗi tác phẩm văn học đều thuộc một chủ đề nào đó, nếu đề tài hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm thì viết về đề tài đó nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì, để làm gì… đó chính là chủ đề của tác phẩm văn học. Học sinh có thể mở đầu bài văn rất dễ nếu như hiểu được điều này.

Cách 5: Mở bài đi từ hoàn cảnh sáng tác.

Một trong những cách mở bài quen thuộc là mở bài đi từ hoàn cảnh sáng tác. Mỗi tác phẩm văn chương đều có một hoàn cảnh sáng tác. Cách mở bài này học sinh chỉ cần khéo léo lồng tên tác giả, tác phẩm vào, đồng thời không quên vấn đề nghị luận là hoàn hảo.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia

Thí sinh dự thi THPT quốc gia

Cách 6: Đi từ tác giả.

Cách mở bài đi từ tác giả là một trong những cách mở bài quen thuộc. Để làm được, thí sinh chỉ cần ghi nhớ đặc điểm của tác giả, nếu tác giả có phong cách thì đi từ phong cách của tác giả.

Cách 7: Đi từ giai đoạn.

Mỗi thời kỳ lịch sử đều có bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng đến giá trị nội dung của tác phẩm. Cách mở bài đi từ giai đoạn, thời kỳ văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn, tác phẩm, bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

Cách 8: Đi từ nhân vật hoặc hình tượng.

Theo kinh nghiệm của một bạn sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, có nhiều cách để mở bài đi từ nhân vật, hình tượng hoặc một câu văn, câu thơ “đinh” của tác phẩm. Nhân vật đối với tác phẩm tự sự, hình tượng/ hình ảnh trong tác phẩm trữ tình có ý nghĩa quan trọng để tác giả gửi gắm thông điệp.

Cách 9: Đi từ thể loại.

Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Thí sinh có thể mở bài bằng cách đi từ thể loại. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

Cách 10: Tạo một bất ngờ

Trên đây là những cách mở bài nghị luận văn học, thí sinh có thể tham khảo và áp dụng cho bài thi THPT quốc gia sắp tới.

Nguồn: Caodangyduoctphcm.com.vn.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *