Lá mùi tàu là loại lá quen thuộc với nhiều người, lá mùi tàu thường được dùng trong nấu ăn để tạo ra hương vị thơm ngon ngoài ra loại lá này còn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Tác dụng của Quả thanh trà đối với khỏe con người như thế nào?
- Những công dụng tuyệt vời đến từ “Trà xanh”!
- Cây Tầm bóp: Vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh
Lá mùi tàu có nhiều tên gọi khác nhau như lá mùi gai, lá ngò gai hay lá ngò tây
1. Thông tin thực vật của lá mùi tàu
Lá mùi tàu có nhiều tên gọi khác nhau như lá mùi gai, lá ngò gai hay lá ngò tây. Cây mùi tàu là loại cây có thân mọc đứng, thân cây cao trung bình khoảng từ 15 – 25cm. Lá cây mùi tàu có hình mác, lá thuôn và dài, dọc 2 bên mép lá sẽ có nhiều gai.
Hoa mùi tàu có màu trắng lục. Quả mùi tàu có kích thước nhỏ, quả hình cầu, hơi dẹt, có chứa nhiều hạt bên trong. Khi cây già, quả sẽ tự rụng và phát tán hạt. Cây mùi tàu có chưa tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng, tính ấm và vị hơi đắng. Cây mùi tàu thường mọc ở những nơi hoang dại, ngoài ra còn được trồng như một loại rau.
2. Công dụng lá mùi tàu
Lá mùi tàu là loại rau quen thuộc, được dùng rất phổ biến trong các bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, đây còn là một dược liệu có mặt trong các bài thuốc dân gian lâu đời. Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Lá mùi tàu có những tác dụng hữu ích trong việc điều trị nhiều bệnh khác nhau và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Dùng lá mùi tàu để điều trị cảm cúm
Những người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi hay trẻ em khi thời tiết chuyển mùa rất dễ bị cảm cúm. Những bài thuốc dân gian dùng để chữa cảm cúm thường có thành phần là lá mùi tàu vì lá mùi tàu có tính ấm khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác dùng sẽ trị cảm cúm rất hiệu quả.
Dùng 40g lá mùi tàu, 10g gừng tươi, 20g cây ngải cứu, 20g cây cúc tần. Đem tất cả rửa sạch sau đó thái nhỏ, gừng tười thì cần đập dập, và sắc với 500ml nước đến khi lượng nước cạn còn khoảng 100ml thì đổ ra, uống khi nước thuốc còn ấm, uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Sau khi uống thuốc xong, nằm nghỉ ngơi và đắp chăn để ra mồ hôi.
Lá mùi tàu hỗ trị điều trị ho và long đờm
– Lá mùi tàu hỗ trợ điều trị ho và long đờm
Sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ho tuy nhiên khi ho nhiều sẽ khiến người bệnh đau rát họng và cảm thấy khó chịu. Trong Đông y có thể dùng lá mùi tàu sắc lấy nước uống có công dụng giúp trị ho và long đờm, loại bỏ được phần đờm còn bám dính trong cổ họng.
– Chữa viêm kết mạc
Công dụng đặc biệt bất ngờ của lá mùi tàu chính là khả năng trị viêm kết mạc. Đem lá mùi tàu đi phơi cho đến khi lá se khô thì sắc lấy nước dùng để rửa mắt, giúp làm giảm cảm giác nóng rát, đau nhức ở mắt và làm giảm sưng mắt hiệu quả.
Hạt mùi tàu hỗ trợ làm hạ cholesterol máu
– Hỗ trợ làm hạ cholesterol máu
Hạt mùi tàu có chứa nhiều chất xơ do đó những người bị máu cao hay bị mỡ máu có thể dùng hạt mùi tàu đun nước uống. Nước nấu từ hạt mùi tàu có công dụng làm hạ cholesterol máu hiệu quả.
– Chữa sỏi thận
Theo kinh nghiệm dân gian, cây mùi tàu dùng để trị bệnh sỏi thận rất an toàn và hiệu quả. Cách tiến hành: đem lá mùi tàu hơ qua lửa cho lá héo lại rồi sắc lá với nước theo tỉ lệ nếu đun 3 bát nước thì giữ lại còn 1 bát. Uống nước thuốc 3 lần/ngày, uống thuốc trước bữa ăn.
Cần uống thuốc liên tục từ 7-9 ngày, nếu kích thước sỏi nhỏ có thể tự tiêu, nếu sỏi to sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể.
– Trị hôi miệng
Bị hôi miệng sẽ khiến bản thân bị tự ti khi giao tiếp với người khác. Dùng nước lá mùi tàu để xúc miệng có thể hỗ trợ trị được tình trạng này. Đem lá mùi tàu đi rửa sạch sau đó đun sôi, thêm vào vài hạt muối, khuấy tan và dùng nước này để ngậm, súc miệng. Súc miệng đều đặn 3 lần/ngày,sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, lá mùi tàu còn có nhiều công dụng khác như trị chứng đái dầm ở trẻ, chữa mụn bọc, mụn trứng cá, trị đau bụng, tiêu chảy, trị nám da và giúp cân bằng đường huyết…
Những điều cần lưu ý khi dùng lá mùi tàu
3. Những điều cần lưu ý khi dùng lá mùi tàu
Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội: Lá mùi tàu là một trong những loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, khi sử dụng lá mùi tàu, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
– Hạn chế hoặc không dùng lá mùi tàu cho những đối tượng như: phụ nữ đang mang thai, người bị bệnh gan, người bị hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn phổi mạn tính. Người đau – Người bị đau dạ dày không nên ăn lá tươi.
– Người có cơ địa yếu, da mỏng có thể sẽ gặp phải tình trạng kích ứng nếu dùng lá mùi tàu trên da trực tiếp.
– Không ăn lá mùi tàu cùng với thịt heo sẽ bị khó tiêu và đầy bụng.
– Không nên ăn lá mùi tàu cùng nội tạng động vật vì sẽ sinh ra ion đồng, sắt và làm giảm đi lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn, gây ra tình trạng ngộ độc.
Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913