Hoa hải đường không chỉ là loại hoa đẹp mà còn được dùng để chăm sóc sức khoẻ. Để hiểu rõ hơn về công dụng của hoa hải đường, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
- Mủ trôm – Thức uống giải khát tốt cho sức khỏe
- Dược liệu dân gian – Cây mù u
- Cây xạ đen có công dụng chữa bệnh như thế nào?
Hoa hải đường đỏ được trồng phổ biến ở Việt Nam
Hoa hải đường là loài hoa có vẻ đẹp đặc biệt được nhiều người yêu thích. Ngoài được dùng để trang trí nhà cửa, hoa hải đường trắng còn được dùng để chăm sóc sức khỏe. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu rõ hơn về loài hoa này qua bài viết dưới đây.
Thông tin chung về hoa hải đường
Hải đường có tên khoa học Camellia ampliciilis, cây thuộc chi Trà và được du nhập từ Trung Quốc về Việt Nam. Ở nước ta, Hải đường được trồng phổ biến ở các tỉnh từ Lạng Sơn đến Thừa Thiên Huế.
Cây hải đường là loài cây thân gỗ, cây sống lâu năm và chiều cao trung bình của cây từ 0,5 đến 4m. Lớp vỏ thân bên ngoài có màu nâu, thân cây được chia thành nhiều cành. Lá cây dày, có màu xanh đậm, bề mặt lá bóng nhẵn, bên ngoài mép lá có răng cưa. Hoa hải đường mọc tập trung ở đầu cành, có từ 1 đến 3 nụ ở trên một cành. Hoa hải đường gồm 2 loại là hoa đơn và hoa kép, hoa có nhiều màu như màu đỏ, màu trắng, màu vàng và hoa hải đường đỏ là loài được trồng nhiều nhất ở Việt Nam.
Ý nghĩa của loài hoa hải đường
Trong quan niệm dân gian, hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang và phồn vinh, đem đến nhiều tài lộc. Đặc biệt, hoa hải đường đỏ mang ý nghĩa may mắn và màu sắc rực rỡ thường được mọi nhà chưng trong các dịp lễ tết. Hoa hải đường vàng mang ý nghĩa trường thọ, lời chúc sức khỏe hay mong muốn bách niên giai lão. Hoa hải đường trắng biểu tượng cho sự tinh khôi, cao quý và thuần khiết,…
Trong 3 loại màu hoa thì hoa hải đường trắng là giống cây mọc tự nhiên, dễ trồng và dễ nhân giống. Chúng ta không cần vận dụng những kỹ thuật hiện đại mà chỉ cần gieo trồng thủ công truyền thống và chăm sóc đúng cách cũng có thể giúp hải đường trắng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại, hải đường đỏ lại khó chăm sóc hơn phải gieo hạt thì mới phát triển được.
Công dụng hoa hải đường đối với sức khỏe
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Hoa hải đường có tính mát, vị hơi chua và đắng. Khi phối hợp hoa hải đường cùng với các vị thuốc khác sẽ đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe.
Hoa hải đường đỏ có công dụng:
- Giải độc, giúp hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng và an thần.
- Hỗ trợ điều trị ho ra máu, thổ huyết hay bị xuất huyết, kinh nguyệt không đều, bị chảy máu cam, băng huyết.
- Làm giảm tình trạng đau họng và ho có đờm.
- Giúp thanh nhiệt, làm bổ và mát gan, chữa mụn nhọt hay làm giảm độc tố bị tích tụ trong cơ thể.
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm tan máu bầm.
Hoa hải đường vàng có công dụng:
- Trong hoa hải đường vàng rất giàu polyphenol, vitamin E, vitamin C, polysaccharide, saponin… giúp chống lại quá trình oxy hóa nên có công dụng làm đẹp da.
- EGCG có trong hoa giúp làm giảm viêm sưng, bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa, giúp da đều màu và trắng sáng.
- Hỗ trợ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ổn định quá trình chuyển hóa, đốt cháy lượng mỡ thừa, cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hoa hải đường vàng mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
- Giúp điều hòa mỡ máu, giữ cho huyết áp ở mức ổn định, tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tuần hoàn và hệ tim mạch.
- Loại bỏ cholesterol có hại, hỗ trợ giải độc cho gan, ngăn cản virus viêm gan C tấn công vào lá gan.
Ứng dụng hoa hải đường trong vai trò thực dưỡng
Hoa hải đường có thể được dùng để chế biến thành các món ăn giúp cải thiện sức khỏe nhưng cần lưu ý là chỉ sử dụng được hoa hải đường đỏ để chế biến thức ăn.
Một số món ăn được chế biến bằng hoa hải đường giúp tăng cường sức khỏe
- Trị hụt hơi, bị thở ngắn, thở dốc, tức ngực và thổ huyết: dùng 8g cát cánh, 100g phổi lợn và 12g hoa hải đường. Đem tất cả nguyên liệu nấu chín, khi chín lấy nước canh để uống, bỏ phần phổi lợn.
- Giúp khỏe chân và lưng: Dùng khoảng 10 bông hoa hải đường nấu cùng với cá thu, nấu lửa to, khi sôi thì vặn nhỏ lửa sau đó thêm vào gia vị và 1 thìa rượu trắng
- Điều hòa kinh nguyệt, giúp khí huyết lưu thông: Dùng trà hoa hải đường uống mỗi ngày
- Làm giảm mệt mỏi, giúp thanh nhiệt cơ thể giúp cơ thể: Dùng hoa lạc thần cùng hoa hải đường phối hợp thành trà dùng để uống.
- Trị băng huyết, rong kinh, kinh nguyệt thất thường: Dùng 8g đương quy, 12g hoa hải đường sắc lấy nước uống mỗi ngày.
- Chữa đau khớp, khớp nhức mỏi: Dùng 12g cốt toái bổ, 8g hoa hải đường và 16g tang ký sinh nấu cùng nước và uống như uống trà.
So với hoa hải đường đỏ và hoa hải đường vàng, hoa hải đường trắng có ít công dụng hơn
Bên trên là những thông tin chung về loài hoa hải đường đỏ, hải đường vàng và hải đường trắng. Mong rằng thông qua bài viết này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và công dụng đằng sau vẻ đẹp của loài hoa hải đường mang lại. Khi muốn sử dụng hoa hải đường để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Với trường hợp cần dùng hoa hải đường để trang trí nhà cửa, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về cách gieo trồng và chăm sóc để cây phát triển tốt và cho hoa đẹp.
Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913