Tin Tức

Tác động của chất béo bão hoà đến sức khoẻ

Chất béo bão hòa là một khái niệm khá quen thuộc với những ai có sự quan tâm đến khẩu phần ăn dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể. Chi tiết hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Tác động của chất béo bão hoà đến sức khoẻ

Chất béo bão hòa là một khái niệm khá quen thuộc với những ai có sự quan tâm đến khẩu phần ăn dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể. Có không ít những tranh cãi, nhận thức và quan niệm khác nhau về vai trò cũng như ảnh hưởng xung quanh thành phần này. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM tìm hiểu rõ hơn về chất béo bão hòa thông qua bài viết sau đây

Thông tin chung về chất béo bão hòa

Chất béo chính là một trong những thành phần quen thuộc thường gặp trong dinh dưỡng mỗi ngày của con người. Khi nhắc đến chất béo, nhiều người vẫn quan niệm rằng đây là một thành phần xấu, gây hại cho cơ thể do đó cần phải tránh tuyệt đối. Tuy nhiên quan niệm này chưa đúng hoàn toàn vì nhờ có chất béo mà quá trình hấp thu một số loại vitamin và khoáng chất mới được thực hiện từ đó cung cấp được năng lượng cho cơ thể.

Cơ thể cần được cung cấp chất béo từ thực phẩm

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội: Chất béo được chia làm 3 loại khác nhau bao gồm: chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Trong đó, dạng chất béo chuyển hóa là dạng không mang lại giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Chất béo chuyển hóa thường có mặt trong các loại đồ ăn nhanh, đồ nướng đã qua chế biến hay các loại đồ ăn chiên xào. Đối với chất béo không bão hòa là dạng chất béo có lợi cho cơ thể trong khi loại bão hòa có thể mang lại nhiều ảnh hưởng xấu hoặc thậm chí nhiều người còn cho rằng chúng không có gì khác biệt với dạng chất béo chuyển hóa.

Chất béo bão hòa là loại chất béo mà trong các chuỗi acid béo của chúng hầu hết hoặc đều chứa các liên kết đơn. Khi để ở nhiệt độ phòng, chúng sẽ có dạng rắn, chất béo bão hòa có mặt trong các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm có chứa đạm như thịt lợn, bò, cừu, các loại gia cầm, lòng đỏ trứng gà,…
  • Mặc dù sữa và cả các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa nguyên kem, sữa chua, kem, bơ, phô mai,… có nhiều thành phần khác nhau cần thiết và rất tốt cho cơ thể tuy nhiên chúng cũng chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa.
  • Dầu mỡ đặc biệt là thành phần mỡ của động vật (lợn, bò, cừu,…) và một số gia cầm, bơ động vật hay mayonnaise bao gồm cả dầu dừa hay dầu cọ. Những loại dầu này thường giúp cho hương vị thức ăn thêm phần hấp dẫn tuy nhiên chúng lại có thể mang lại ảnh hưởng xấu nếu cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều.
  • Một số loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bim bim, bánh quy, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến, sản phẩm đóng hộp,…

Dầu dừa tuy là dầu thực vật nhưng không được khuyến cáo dùng nhiều trong ăn uống.

Ảnh hưởng của chất béo bão hòa đến sức khỏe

Cơ thể không thể tự tạo ra chất béo mà phải bổ sung từ các loại thực phẩm. Một số loại vitamin tan trong dầu cần có chất béo để hòa tan tăng độ hấp thu cho cơ thể. Ngoài ra, chất béo còn cung cấp thêm năng lượng và có vài trò gần giống với vai trò của tinh bột hay protein tuy nhiên lượng calo trong mỗi gram chất béo có thể nhiều gấp đôi tinh bột và phần calo thừa này có thể biến thành mỡ tích trữ trong cơ thể.

Chất béo bão hòa khi được sử dụng đúng cách và liều lượng bổ sung vừa phải sẽ giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và giúp khiến kiểm soát cơn thèm ăn. Ngoài ra, khả năng chịu được nhiệt độ cao khi nấu nướng sẽ giúp chúng ít bị biến đổi tạo ra các chất có thể gây hại.

Các loại thực phẩm chứa chất béo dạng bão hòa

Theo chia sẻ từ GV Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Nhiều ý kiến cho rằng chất béo bão hòa sẽ khiến lượng cholesterol nhất là cholesterol xấu trong máu tăng cao dẫn tới nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu, cơ quan nội tạng bị nhiễm mỡ, mắc các bệnh tim mạch hoặc tiểu đường type 2,… Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh có sự liên hệ giữa chất béo bão hòa với nguy cơ mắc bệnh tim nhưng việc tiêu thụ chỉ được khuyến cáo với mức vừa phải vì chúng có thể kích thích việc sản sinh nhiều cholesterol gây hại và gây ức chế các loại cholesterol bảo vệ. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo mỗi người chỉ nên nạp vào cơ thể lượng chất béo bão hòa khoảng 120 calo tương đương với 13 gam, áp dụng cho chế độ ăn 1 ngày là 2.000 calo và tổng lượng chất béo nói chung được nạp vào chỉ nên từ 20 – 30% (khoảng 44 đến 77 gam).

Bổ sung chất béo đúng cách cho cơ thể

Chúng ta không thể hoàn toàn cắt bỏ chất béo trong bữa ăn mỗi ngày mà thay vào đó chúng ta nên sử dụng chất béo không bão hòa để thay thế cho chất béo chuyển hóa và chất béo dạng bão hòa, đồng thời kiểm soát số lượng chất chất béo nạp vào cơ thể.

  • Với thực phẩm và dinh dưỡng
  • Nên hạn chế các loại thịt màu đỏ, đồ ăn và thức uống có chứa nhiều đường, nên ăn nhiều rau củ quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầmđặc biệt là thịt trắng. Nên sử dụng sữa ít béo hoặc sữa đã được tách béo.
  • Hãy sử dụng dầu ô liu, canola hoặc dầu hướng dương thay vì dùng dầu dừa để chế biến thức ăn. Nên chọn bơ thực vật dạng lỏng không nên chọn dạng cứng.
  • Các loại bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy hay đồ nướng, đồ chiên, một tháng chỉ ăn 1 đến 2 lần với lượng ít.

Ức gà chứa ít chất béo tốt cho sức khỏe

  • Với thói quen sinh hoạt hàng ngày
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày
  • Hình thành thói quen tìm hiểu về thông tin dinh dưỡng được in trên nhãn dán, bao bì của các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày.
  • Không nên bỏ hoàn toàn chất béo bão hòa hay thực hiện chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt mà cần điều chỉnh cho phù hợp. Một chế độ kiêng khem quá mức có thể khiến cơ thể bị thiếu chất. Ở một số trường hợp thực hiện ăn kiêng không khoa học có thể gây ra tác dụng ngược, làm kích thích sự thèm ăn dẫn đến bổ sung lại một lượng lớn trong thời gian ngắn.

Tóm lại, việc sử dụng chất béo hay chất béo bão hòa tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng, nhu cầu của cơ thể ở từng người. Cùng với việc đảm bảo thực đơn ăn uống khoa học hàng ngày, chúng ta cần duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp và thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị nếu có phát hiện bệnh.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *