Từ lâu dân gian ta có câu:” Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ” có nghĩa là nam giới rất cần vị thuốc trần bì còn hương phụ rất cần cho nữ giới. Vậy Hương phụ có tác dụng chữa bệnh như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
- Vòi voi: loài cỏ hoang chữa đau xương khớp, bệnh ngoài da
- Rau Mơ – Vị thuốc quý trị bệnh đường ruột
- Tìm hiểu về công dụng đa năng của dược thảo Mật nhân
Hương phụ – Vị thuốc quý đối với sức khỏe nữ giới
Cây Hương phụ có đặc điểm như thế nào?
Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Dược Hà Nội: cây Hương phụ còn có tên gọi khác là cây Cỏ cú và có một số đặc điểm như sau:
Hương phụ thuộc loại thân thảo, có chiều cao từ 20-60cm, có phần củ dưới đất do thân rễ phình to, đặc điểm của đất sẽ ảnh hưởng đến kích thước của củ thường ở gần biển củ to hơn.
Các lá Hương phụ hẹp, nhỏ và dài. Có bẹ lá ôm lấy thân, ở giữa lưng có gân chính nổi lên, lá bóng và hơi cứng.
Hoa thuộc kiểm cụm tán mọc ở đầu cành, có màu nâu xám.
Quả có màu nâu xám và thường có 3 cạnh.
ở nước ta cây Hương phụ mọc hoang ở khắp nơi ở các bãi đất ven biển, ngoài đồng ruộng.
Sử dụng phần củ của Hương phụ để làm thuốc. Thu hoạch cả cây vào mùa xuân hoặc mùa thu, phơi khô sau đó đót cháy lấy phần củ rửa sạch, mang đi sấy hoặc phơi khô.
Hương phụ có thành phần hóa học gì?
Hương phụ có chứa tinh dầu như Cyperon, cyperen,…
Ngoài ra có tinh bột, acid béo, phenol, chất đắng, …
Hương phụ có những tác dụng chữa bệnh nào?
Theo Y học hiện đại, Hương phụ có tác dụng làm giảm sự co bóp, giảm trương lực của tử cung; kháng khuẩn diệt được một số vi khuẩn như Tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ,… và giảm đau, chống viêm.
Theo quan điểm của Y học cổ truyền Hương phụ có một số tác dụng sau:
- Giảm đau, giảm khó chịu, chướng bụng dưới trong giai đoạn hành kinh ở phụ nữ.
- Giúp điều hòa kinh ở phụ nữ kinh nguyệt không đều, ứ kinh, bế kinh.
- Giúp tiêu hóa, giảm sưng đau, rối loạn tiêu hóa.
Sau khi Hương phụ được chế biến tác dụng có thể thay đổi như:
- Giải cảm ở hương phụ đang sống
- Cầm máu khi Hương phụ được sao đen
- Long đờm, tiêu đờm khi được chế biến với rượu
- Hành huyết, thông khí chữa ứ huyết khi Hương phụ được tẩm với giấm
- Giảm khó chịu, bức bối trong người khi dùng đồng tiện chế biến Hương phụ
- Các bệnh về máu khi Hương phụ chế với muối.
Và đặc biệt khi bào chế Hương phụ kết hợp với muối, giấm, rượu, đồng tiện còn gọi là Hương phụ tứ chế dùng chủ yếu để điều trị các chứng bệnh hay gặp ở phụ nữ.
Hương phụ – Vị thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, rong kinh,… rất hiệu quả
Một số bài thuốc từ Hương phụ
Đau bụng, chướng bụng, khó chịu trong kì kinh:Sử dụng Hương phụ kết hợp với ngải cứu, bạch đồng nữ, ích mẫu mỗi vị 3g. Cho vào nước sắc uống 3 lần trong ngày.
Rối loạn kinh nguyệt, có máu cục khi hành kinh, kinh đến chậm: Hương phụ, xuyên khung mỗi loại 5g, thược dược, đương quy mỗi loại 10g, lá ngảu cứ 3g cùng với 7g ô dược. Sắc với nước uống hằng ngày.
Chữa băng huyết, rong kinh: Sử dụng Hương phụ đem đi sao đen tán thành bột uống 6g mỗi lần, ngày uống 2 lần.
Chữa rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, bụng đầy chướng, ăn không ngon: 8g Hương phụ, kết hợp với các vị khác như: cam thảo, sa nhân mỗi loại 4g, Chỉ xác, hoắc hương, mộc hương mỗi loại 8g, Trần bì, Gừng tươi, bán hạ, bạch truật mỗi loại 12g, cùng đại táo khoảng 5 quả. Tất cả sắc cùng với nước, uống 3 lần trong ngày.
Giảm đau sườn ngực: Hương phụ cùng với Lương khương mỗi loại 10g. Sắc uống 2 lần/ngày.
Chữa đau dạ dày: Sử dụng 6g hương phụ, chỉ xác, trần bì mỗi loại 6g, 8g thanh bì, rau má , sài hồ mỗi loại 12g. Cho vào nước sắc uống trước 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều.
Chữa chứng sa trực tràng: Tán thành bột Hương phụ và kinh giới, dùng 8g mỗi lần sắc với nước uống.
Khi sử dụng Hương phụ cần lưu ý gì?
Những người có cơ địa dị ứng với Hương phụ không được dùng.
Phụ nữ mang thai không được sử dụng Hương phụ vì có thể gây ra thai, chảy máu.
Thận trọng với phụ nữ cho con bú, người hay bị đổ mồ hôi trộm, cơ địa nóng trong người, sức khỏe yếu.
Tóm lại, theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Hương phụ được sử dụng để điều trị các bệnh chủ yếu ở phụ nữ như rong kinh, ứ kinh, kinh nguyệt không đều,.. và một số bệnh khác. Tuy nhiên khi sử dụng cần đọc kĩ hướng dẫn và nghe ý kiến của các chuyên gia y tế để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913