Ô tặc cốt là dược liệu có tác dụng cầm máu, và khả năng trung hòa axit dạ dày, được sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác nhau, thường xuất hiện trong các bài thuốc truyền thống.
- Bìm bìm – Vị thuốc có nhiều công dụng hay trong y học cổ truyền
- Lợi ích sức khỏe của trà gừng đối với huyết áp là gì?
- Bất ngờ với những lợi ích đáng kinh ngạc từ trái đu đủ
Ô tặc cốt là nang của con mực
Ô tặc cốt là mai của con cá mực, không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng, mà còn cung cấp dược liệu quý như ô tặc cốt. Dược liệu này có tác dụng cầm máu, và khả năng trung hòa axit dạ dày, và vì vậy nó đã được tích hợp trong các bài thuốc truyền thống để chữa trị xuất huyết trĩ, tiêu hóa, và các vấn đề liên quan đến việc đại tiện ra máu. Ngoài ra, ô tặc cốt còn có thể được sử dụng trong việc điều trị một số bệnh lý khác..
Hãy cùng chúng tôi Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu ngay nhé!
1.Ô tặc cốt là gì?
Tên khác: Nang nực, mai mực, hải phiêu tiêu, Lãm ngư cốt,..
Tên khoa học: Os sepiae seu sepiellae, Họ Cá mực Sepiidae
* Vì sao có tên gọi Mai mực là Ô tặc cốt: Tên gọi “Ô tặc cốt” xuất phát từ một truyền thống lâu đời. Theo tài liệu cổ, con mực thường săn mồi bằng cách giả chết và nổi lên phía trên mặt nước. Chim thường tưởng rằng con mực là xác chết và sẽ bay xuống để mổ ăn, nhưng sau đó con mực sẽ lôi chim xuống nước để ăn thịt. Loài chim mà con mực ưa thích săn mồi nhất là loài quạ, do đó nó được gọi là “Ô tặc cốt.”
Tên Ô: là quạ, Tặc là giặc, Cốt là xương; Do đó, tên này thể hiện ý nghĩa là xương của giặc đối với quạ.
2.Đặc điểm của cá mực
Cá mực thuộc loài động vật thân mềm, không xương sống, sống ở vùng nước biển có độ mặn cao, đặc biệt của môi trường sống của chúng là vùng đáy biển, đặc biệt là vùng đáy biển có hình dạng lòng chảo lõm giữa hai cồn cát.
Ở Việt Nam, có nhiều loại mực, bao gồm mực ống, mực cơm, mực nang, và nhiều loài khác. Chúng thường tụ hợp thành từng đàn và thường sống ở tầng nước đáy. Mực chỉ nổi lên tầng nước trên khi chúng đang tìm kiếm thức ăn. Khi bơi trong nước, màu da của mực luôn thay đổi theo môi trường xung quanh để ngụy trang, tránh xa kẻ thù và săn bắt con mồi. Khi chúng bị tấn công, mực sẽ thực hiện động tác bơi giật lùi và phun ra mực đen làm cho vùng nước trở nên tối, khiến cho kẻ thù không thể nhìn thấy chúng, sau đó chúng lẩn trốn.
Thức ăn chủ yếu của mực là các loại động vật phù du, tôm cá nhỏ, trứng cá… và chúng rất thích sự ánh sáng và màu trắng, thường tập trung khi gặp ánh sáng.
3.Bộ phận dùng, thu bắt và chế biến, bảo quản
– Bộ phận dùng: Nang mực (mai mực) gọi là Ô tặc cốt
– Mô tả dược liệu: Ô tặc cốt có hình dạng bầu dục dài, mặt dẹt và phẳng, đặc dày ở giữa. Mặt ngoài của nó có màu trắng, và hai bên mép có lớp mỏng của chất sừng màu trắng vàng. Mặt lưng của ô tặc cốt thường có màu trắng hoặc màu trắng vàng nhạt và có sự lồi lên nhẹ, cùng với lớp chất đá vôi cứng và ngắt ngay bên trên. Mặt ngoài của ô tặc cốt có nhiều hạt phân bố rất dày.
Dược liệu này có cấu trúc nhẹ, có đặc tính xốp, giòn, và dễ dàng bị bẻ gãy. Khi nhìn từ phía mặt bẻ cắt ngang, có thể thấy những vân nhỏ rõ rệt có hình dạng tương tự như bình hành và hơi cong về phía lưng. Mùi của ô tặc cốt có một chút tanh, và vị của nó có một chút mặn và gây rít lưỡi. Mai mực khô thường có màu trắng cả ở bên trong và bên ngoài, và sự nguyên vẹn, không vỡ vụn được xem là dấu hiệu của sản phẩm chất lượng.
Thu bắt: Miền biển nước ta nơi nào cũng có mực nhưng nhiều nhất là vùng Quảng Ninh, Hải Phòng (mực nang) Khánh Hòa; Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa (mực ống)
Mùa khai thác mực từ tháng 3 – 9 là lúc mực bơi vào gần bờ để sinh sản, cao điểm từ tháng 4 đến tháng 6.
Chế biến: Lấy mai mực và bỏ đầu, cạo sạch vỏ và ngâm nước, đem sấy hoặc phơi khô.
Bảo quản: Nơi khô mát, thoáng mát
Ô tặc cốt là dược liệu từ nang mực
4.Thành phần hóa học
Trong Ô tặc cốt,có các muối Canxi cacbonat,photphat,Sulfat, muối natri clorua, các chất hữu cơ và chất keo.
5.Tác dụng – công dụng
*Theo Y học cổ truyền: Dược liệu có vị mặn, tính ôn. Quy vào 2 kinh can, thận.
Có tác dụng:
– Thông huyết mạch: Có khả năng kích thích sự lưu thông của máu trong các mạch máu.
– Trừ hàn thấp: Giúp giảm triệu chứng của hàn thấp như sốt thấp và lạnh người.
– Cầm máu: Ô tặc cốt được sử dụng để kiểm soát chảy máu, và nó thường được sử dụng trong việc điều trị ho ra máu, máu cam, đại trường xuất huyết, phụ nữ bị bất thường kinh nguyệt, kinh bế, phụ nữ có vấn đề về kinh nguyệt màu đỏ, mắt mờ, viêm dạ dày, di tinh và bệnh tiêu hóa.
Ngoài ra, ô tặc cốt còn được sử dụng trong các trường hợp như viêm loét dạ dày xuất huyết, trẻ em phát triển chậm, và băng huyết ở phụ nữ, trong đó bột ô tặc cốt thường được rắc trực tiếp lên vết thương để kiểm soát chảy máu.
*Theo Y học hiện đại
1.Tác dụng kháng acid dạ dày: Theo y học hiện đại, mai mực chứa nhiều muối như canxi cacbonat, canxi phosphat, và natri clorua, cùng với các chất hữu cơ và chất tạo keo. Chúng có khả năng trung hòa nồng độ pH = 7 (trung tính) của axit hydrochloric (HCl) trong dạ dày, ngăn ngừa tăng tiết dịch tá tràng, giúp giảm đau và hạn chế viêm loét ở niêm mạc dạ dày và hành tá tràng.
2.Tác dụng cầm máu: Mai mực chứa canxi cacbonat (CaCO3) giúp trung hòa axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng ợ nóng, loét, và có tác dụng cầm máu tại vị trí cần điều trị. Nó thường được dùng như là một loại thuốc kháng acid.
3.Tác dụng đối với xương: Ô tặc cốt có vai trò đối với xương, thúc đẩy quá trình chu chuyển xương và lành xương.
Theo GV Cao đẳng Dược Hà Nội: Trên lâm sàng hiện nay người ta thường dùng Ô tặc cốt để chữa đau dạ dày thừa aicd, loét và chảy máu dạ dày, di tinh, bạch đới, băng huyết, tai chảy mủ, trẻ em chậm lớn.
Ô tặc cốt khô làm dược liệu chữa bệnh
*Liều dùng, cách dùng
Tường dùng ở dạng thuốc sắc hoặc dạng bột.
Có thể dùng bột rắc ngoài để chữa vết thương ở mô mềm và da.
Liều dùng thông thường: 6 – 12g/ ngày dạng sắc
Dùng 4 – 8 g/ngày, dạng thuốc bột hoặc thuốc viên.
6.Những bài thuốc từ ô tặc cốt
Chữa trị chảy máu dạ dày, trĩ xuất huyết, đại tiện ra máu, phụ nữ băng huyết
Chuẩn bị: Ô tặc cốt 16g, Xuyến thảo 8g, cam thảo 4g, tông thán và ngũ bội mỗi vị 6g, bạch thược, hoàng kỳ,bạch truật, địa du, long cốt và mẫu lệ mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc và uống mỗi ngày.
Chữa trị chảy máu do chấn thương
Chuẩn bị: Ô tặc cốt và Phấn hoa tùng bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem nghiền thành bột mịn, thêm ít băng phiến, trộn đều và rắc lên vết thương.
Đối với vết thương lớn có thể băng để tránh chảy máu.
Chữa trị loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày và hội chứng tăng tiết dịch vị
Bài 1: Sử dụng bối mẫu 15g và ô tặc cốt 85g. Tán bột mịn, mỗi lần dùng 4g, uống với nước ấm. Nên dùng trước bữa ăn.
Bài 2: Dùng diên hồ sách 10g, ô tặc cốt 80g, khô phàn 40g và mật ong 60g. Trộn thành viên, mỗi lần dùng 12g trước bữa ăn, uống 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết triệu chứng.
Bài 3: Sử dụng độc vị mai mực, ô tặc cốt tán nhỏ, mỗi lần dùng 1-2 gram cùng với nước sắc 10-20 gram bạch cập sắc với 300ml nước.
Chữa Ho ra máu:
Ô tặc cốt tán nhỏ hòa cùng với nước sắc 10 – 20 gram bạch cập sắc với 300ml nước.
.Uống 4 5 lần/ngày , mỗi lần 1 -2 gram
Chữa trị viêm tai giữa chảy dịch/ mủ
Lấy 2g Ô tặc cốt và 0,4g Xạ hương
Đem các vị Tán thành bột và chấm vào tai sau khi đã vệ sinh tai bằng oxy già.
Chữa trị Phụ nữ bị loét âm hộ và mắt kéo màng:
Bài thuốc trị âm hộ: Ô tặc cốt đốt tồn tính, trộn với lòng đỏ trứng gà và bôi vào vết loét sau khi đã rửa sạch.
Bài thuốc trị mắt: Sử dụng ô tặc cốt và băng phiến ở lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, sau đó dùng tăm bông lấy bột và chấm vào góc mắt.
Chữa trị mụn nhọt
Chuẩn bị ô tặc cốt ở lượng vừa đủ. Tán thành bột mịn, sau đó đắp lên vùng mụn nhọt sưng đau. Thực hiện đến khi mụn khô và bong ra.
7.Những lưu ý khi dùng
Khi dùng bài thuốc từ dược liệu Ô tặc cốt, cần tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý sau đây:
– Không được dùng cho người âm hư nhiều nhiệt.
– Các dược liệu: Bạch liễm, Phụ tử kiệng kỵ với Ô tặc cốt nên tránh phối hợp. vì có thể gây tương tác không mong muốn.
– Bệnh nhân gout cần tránh dùng dài ngày vì Ô tặc cốt là mai của cá mực đã được sơ chế nên chứa một lượng đạm nhất định. Sử dụng lâu dài có thể gây gia tăng acid uric trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của bệnh gout.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Do một số dược liệu phối hợp với ô tặc cốt có tính nóng, ảnh hưởng đến thai nhi.
– Uống thuốc quá lâu, nhiều, dễ bị táo bón. Nên cần bổ sung các loại dược liệu có khả năng nhuận tràng hoặc uống nhiều nước và tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
Như vây ta thấy, cá mực không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng, mà còn cung cấp dược liệu quý như ô tặc cốt. Dược liệu này có tác dụng bệnh bệnh ít tai ngờ và được xem là một loại vị thuốc quý có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền. Đặc biệt, ô tặc cốt có tác dụng cầm máu và trung hòa axit dạ dày, vì vậy nó thường được sử dụng trong các bài thuốc trị xuất huyết trĩ, vấn đề tiêu hóa và các tình trạng đại tiện ra máu, cùng với nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên,Ô tặc cốt dễ dàng tìm kiếm và có phương pháp bào chế bảo quản đơn giản, nhưng người dùng không nên tự mình sử dụng nó mà cần tư vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y học chuyên môn trước khi sử dụng./.
Theo Tin tức tổng hợp từ DSCK1 Nguyễn Quốc Trung – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913